Sức khỏe

Muốn bổ sung chất khoáng phải nắm rõ các nguyên tắc này

Selen là chất khoáng thiết yếu cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng bổ sung chất khoáng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, việc bổ sung chất khoáng cũng có nhiều vấn đề cần lưu ý, mọi người cần biết để tránh tác dụng phụ đấy!

1. Bổ sung chất khoáng có vai trò thế nào?

Chất khoáng còn được gọi là Selen, đây là một nguyên tố khoáng được đưa vào cơ thể con người thông qua nước và thực phẩm. Hầu hết lượng selen trong cơ thể chúng ta đều là do hấp thu từ chế độ ăn uống.

Selen hoạt động cùng với các chất chống ô xy hóa khác (chẳng hạn như vitamin E) và là chất cần thiết cho chức năng của hệ miễn dịch và tuyến giáp. Selen có khả năng giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư (như ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi và da), tăng cường khả năng sinh sản của phái mạnh và kiểm soát bệnh suyễn.

Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch như đột quỵ và xơ cứng động mạch. Đến đây chắc các mẹ đã hiểu vai trò quan trọng của chất khoáng rồi đúng không nè, hãy nhanh chóng bổ sung đầy đủ dưỡng chất này vào tháp dinh dưỡng cho cả gia đình bạn nhé!

2. Nhu cầu bổ sung chất khoáng đối với cơ thể như thế nào?

Gan, sò ốc và các loại động vật có vỏ, trứng cá muối, cá (đặc biệt là cá ngừ đại dương đóng hộp), nấm, tỏi, lòng đỏ trứng, hạt mè và hạt hướng dương, mầm lúa mì, lúa mì, yến mạch, cám gạo,…. là những thực phẩm chứa nhiều chất khoáng.

Muốn bổ sung chất khoáng phải nắm rõ các nguyên tắc này

Điểm lại những thực phẩm bổ sung chất khoáng cần thiết với cơ thể

Lượng tiêu thụ khuyến khích hàng ngày (mcg/ngày):

  • Người lớn                               : 55
  • Phụ nữ mang thai                   : 60
  • Phụ nữ đang cho con bú        : 70
  • Trẻ em 1 – 3 tuổi                     : 20
  • Trẻ em 4 – 8 tuổi                     : 30
  • Trẻ em 9 – 13 tuổi                   : 40
  • Trẻ em 14 – 18 tuổi                 : 55

3. Thận trọng khi bổ sung chất khoáng vì…tác dụng phụ!

Selen – chất khoáng hầu như an toàn khi uống với liều lượng ít hơn 400mcg/ngày trong thời gian ngắn.

Ngược lại, nếu bổ sung chất khoáng bằng cách uống liều cao hơn 400mcg/ngày có thể tăng nguy cơ gây ngộ độc selen và uống liều thấp hơn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Selen liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể như nôn ói, mất sức, móng tay, chân bị biến dạng và cảm thấy khó chịu.

Ngộ độc do sử dụng selen lâu dài cũng tương tự như bị ngộ độc asen, với các triệu chứng như rụng tóc, xuất hiệt vết trắng trên móng tay, viêm móng tay, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, ói mửa, hơi thở có mùi tỏi và vị giác có mùi kim loại.

Selen cũng có thể gây đau cơ, run, nhức đầu nhẹ, đỏ mặt, đông máu, các vấn đề về gan và thận cùng các tác dụng phụ khác.

Muốn bổ sung chất khoáng phải nắm rõ các nguyên tắc này hình ảnh 2

Cẩn thận ngộ độc do bổ sung chất khoáng sai cách

>> Những khuyến cáo và lưu ý đặc biệt khi bổ sung chất khoáng:
Trẻ em: Selen có thể an toàn khi uống ở liều thích hợp trong thời gian ngắn, cụ thể:

  • Trẻ 0 – 6 tháng        : ít hơn 45mcg/ngày
  • Trẻ 7 – 12 tháng      : ít hơn 60mcg/ngày
  • Trẻ 1 – 3 tuổi            : ít hơn 90mcg/ngày
  • Trẻ 4 – 8 tuổi            : ít hơn 150mcg/ngày
  • Trẻ 9 – 13 tuổi          : ít hơn 280mcg/ngày
  • Trẻ 14 tuổi trở lên    : ít hơn 400mcg/ngày

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên dùng không quá 400mcg/ngày và dùng trong thời gian ngắn, còn không có thể gây ngộ độc.

Bệnh tự miễn dịch: Selen có thể kích thích hệ thống miễn dịch. Do đó, về lý thuyết, chúng có thể khiến bệnh tự miễn trở nên tệ hơn. Những người mắc bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm thấp khớp (RA)… nên tránh bổ sung selen.

Lọc máu ngoài thận: Nồng độ selen trong máu có thể thấp ở những người đang chạy thận nhân tạo. Việc sử dụng phương pháp lọc máu với selen có thể làm tăng nồng độ selen, tuy nhiên việc bổ sung thêm selen có thể vẫn cần thiết ở một số người.

Vấn đề sinh sản ở nam giới: Selen có thể làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Nếu bạn đang có kế hoạch làm bố, đừng nên bổ sung selen.

Ung thư da: Bổ sung selen trong thời gian dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ tái phát ung thư da. Mặc dù điều này vẫn đang gây tranh cãi, thế nhưng vì “cẩn tắc vô ưu”, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng selen trong thời gian dài nếu đã từng bị ung thư da.

Suy giáp: Việc bổ sung selen có thể làm bệnh suy giáp trầm trọng thêm, đặc biệt ở những người bị thiếu I ốt. Trong trường hợp này, bạn nên bổ sung I ốt đồng thời với selen và nên có sự giám sát của bác sĩ.

Phẫu thuật: Selen có thể làm tăng nguy xuất huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, nên dừng bổ sung selen ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

4. Thận trọng khi bổ sung chất khoáng vì…tương tác thuốc

Cần thận trọng khi bổ sung chất khoáng – selen cùng các thuốc sau:

Thuốc làm chậm đông máu (các loại thuốc Anticoagulant/Antiplatelet)
Selen có thể làm chậm quá trình đông máu. Do đó, nếu đồng thời sử dụng selen với các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện vết bầm và xuất huyết.

Một số loại thuốc chống đông máu: clopidogrel (Plavix), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, ticlopidine (Ticlid), warfarin (Coumadin)…

Thuốc hạ cholesterol: Bổ sung chất khoáng, beta-carotene, vitamin C và vitamin E cùng nhau đồng thời với  các loại thuốc hạ cholesterol có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.

Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác rằng liệu dùng riêng selen đồng thời với các loại thuốc này có làm giảm hiệu quả của chúng hay không. Một số loại thuốc hạ cholesterol: atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), và pravastatin (Pravachol).

Niacin: Tương tự như trên, dùng chung chất khoáng-selen, beta-carotene, vitamin C và vitamin E đồng thời với niacin có thể làm giảm một số tác dụng có lợi của niacin (như giúp tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể chẳng hạn).

Thuốc an thần: Selen có thể làm chậm tốc độ đào thải thuốc an thần của cơ thể. Do đó, dùng đồng thời selen với các loại thuốc này có thể làm tăng tác dụng phụ của chúng.

Muốn bổ sung chất khoáng phải nắm rõ các nguyên tắc này hình ảnh 3

Bổ sung chất khoáng và thuốc an thần cùng lúc sẽ làm tăng tác dụng phụ của chúng

Warfarin (Coumadin): Selen có thể làm loãng máu và tăng tác dụng của warfarin trong cơ thể. Dùng đồng thời selen với warfarin có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và xuất huyết.

Thuốc tránh thai: Một số nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ uống thuốc ngừa thai có thể làm tăng mức độ selen trong máu, nhưng một số nghiên cứu khác lại không. Do đó, vẫn chưa có thông tin đáng tin cậy về sự tương tác thuốc giữa 2 loại. Một số loại thuốc tránh thai: ethinyl estradiol và levonorgestrel (Triphasil), ethinyl estradiol và norethindrone (Ortho-Novum 1/35, Ortho-Novum 7/7/7).

Muối vàng: Muối vàng liên kết với selen do đó làm giảm hàm lượng chất khoáng trong cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu hụt selen. Một số loại muối vàng: aurothioglucose (Solganal), gold sodium thiomalate (Aurolate) và auranofin (Ridaura).



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Jane Clarke, 2014, Complete Family Nutrition, 1st edn, DK Publishing, USA.
  2. SELENIUM. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1003-selenium.aspx?activeingredientid=1003&activeingredientname=selenium>. [Ngày 08 tháng 04 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com