Mang thai

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ

Nhều mẹ bầu phân vân không biết có nên bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu và việc bổ sung vitamin khi mang thai tháng đầu có thật sự tốt? Nhưng đừng phân vân nữa mẹ à, việc bổ sung vitamin đúng cách sẽ giúp bé khỏe mạnh vì mẹ đã đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho bé yêu trong bụng.

Có nên bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trong tháng đầu?

Thực tế là hàng ngày không ai trong chúng ta có được một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng cả, huống hồ là lúc chị em đang mang thai tháng đầu tiên – khi mà tình trạng ốm nghén xuất hiện cả ngày cản trở việc ăn uống của mẹ bầu (mẹ bầu khi ấy hoặc là không muốn ăn hoặc là ăn vào lại bị nôn ra hết).

Vậy giải pháp cho vấn đề này có phải là viên uống bổ sung vitamin khi mang thai không?

Câu trả lời là đúng. Vitamin tổng hợp cho bà bầu tuy không thể thay thế hoàn toàn cho bữa ăn mỗi ngày của mẹ nhưng sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng nhất định đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bạn biết đó, giai đoạn đầu thai kỳ là giai đoạn mà những bộ phận quan trọng của bé đang dần hình thành, vì vậy việc đảm bảo cho thai nhi không bị thiếu dinh dưỡng quan trọng biết nhường nào.

>> Có nên bổ sung vitamin khi mang thai?

>> Bổ sung vitamin C cho bà bầu như thế nào?

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ

Việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng

Tại sao phải bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu?

Có rất nhiều lý do cho thấy mẹ bầu nên uống bổ sung vitamin khi mang thai. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tháng đầu tiên (và thậm chí trước khi có thai) uống bổ sung vitamin tổng hợp có chứa axit folic và vitamin B12 sẽ giảm đáng kể những rủi ro dị tật có liên quan đến ống thần kinh (ví dụ như tật nứt đốt sống) và rủi ro mắc bệnh tâm thần ở trẻ, cũng như giúp ngăn ngừa việc sinh non.

Một lý do khác nữa, đó là có những khảo sát cho thấy việc uống viên vitatmin tổng hợp cho bà bầu có chứa ít nhất 10mg vitamin B6 sớm trước và trong suốt quá trình mang thai có thể giảm thiểu chứng ốm nghén. Các mẹ chắc cũng không mong gì hơn những lợi ích này phải không?

Bà bầu cần chú ý điều gì khi bổ sung vitamin trong tháng đầu?

Hiện nay có rất nhiều loại vitamin tổng hợp với công thức đặc biệt dành riêng cho mẹ bầu được bán theo đơn hoặc bán sẵn tại các quầy thuốc. Tuy nhiên, chị em khi mang thai tháng đầu tiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem cơ thể mình cần bổ sung những chất nào để bổ sung vitamin phù hợp nhé.

Bên cạnh việc uống vitamin bổ sung, bạn không nên uống thêm bất kỳ loại thực phẩm bổ sung dành cho ăn kiêng nào mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Những viên vitamin to đùng, chúng khiến mẹ buồn nôn và ói?

Bạn biết đó, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, rất nhiều phụ nữ mang thai mắc phải chứng buồn nôn vì nghén. Vậy nên việc nuốt những viên vitamin với kích cỡ lớn khiến họ gia tăng tình trạng nôn ói là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ hình ảnh 2

Việc bổ sung vitamin khi mang thai với kích cỡ lớn thường khiến mẹ nôn ói

Thông thường, loại viên con nhộng là loại dễ nuốt hơn cả. Thế nhưng nếu chúng vẫn không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hãy thử chuyển sang vitamin dạng nhai hoặc loại tan chậm.

Còn nếu tình trạng nôn ói của bạn đặc biệt nghiêm trọng, bạn có thể nhìn vào thành phần của chúng và chọn loại có hàm lượng vitamin B6 cao hơn (hoặc loại có chiết xuất gừng – chúng thường xuyên là thành phần của các loại thuốc chống nôn ói).

Điều bạn cần quan tâm đó là loại vitamin mới bạn định đổi sang phải có thành phần đạt chuẩn tương đương các yêu cầu đề ra đối với viên uống bổ sung dành cho mẹ bầu và đặc biệt là không chứa thêm bất kỳ thành phần không an toàn nào (như thảo dược).

Trong trường hợp bác sĩ là người kê đơn vitamin tổng hợp cho bạn, bạn cần hỏi qua ý kiến của họ trước khi đổi thuốc. Còn dưới đây là vài mẹo trị ốm nghén cho mẹ:

>> To nhỏ cách trị ốm nghén cực hay cho mẹ bầu

>> Thổi bay nỗi lo ốm nghénkhi mang thai nhờ mẹo ăn uống đúng cách

>> Muốn “trị” dứt điểm tình trạng ốm nghén khi mang thai phải biết rõ điều này

Làm gì nếu bị tiêu chảy hoặc táo bón khi bổ sung vitamin?

Ở một số phụ nữ mang thai, thành phần sắt trong vitamin có thể gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy cho mẹ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, giải pháp hữu hiệu nhất là bạn hãy bổ sung vitamin có công thức khác không chứa sắt, đồng thời bổ sung sắt loại đã được điều chế riêng biệt. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên dùng loại có thể tan ở ruột chứ không phải tan ở nơi nhạy cảm hơn như dạ dày – hoặc loại tan chậm.

Nếu hơi khó mua những loại vitamin bổ sung này, bạn có thể khắc phục tình trạng táo bón bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại hạt, các loại đậu thay vì ăn cơm hay bánh mỳ trắng, ăn nhiều rau, trái cây nhiều xơ và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Bổ sung vitamin khi mang thai có làm mẹ dư vitamin, khoáng chất?

Trong trường hợp chị em khi mang thai tháng đầu tiên đã ăn rất nhiều ngũ cốc giàu dinh dưỡng rồi, liệu uống thêm vitamin tổng hợp cho bà bầu có khiến bạn dư vitamin và khoáng chất không?

Câu trả lời là không hề nhé. Việc bổ sung vitamin tổng hợp dành cho bà bầu song song với chế độ ăn uống tăng cường, giàu dinh dưỡng không hề khiến cơ thể bạn bị dư thừa vitamin và khoáng chất.

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ hình ảnh 3

Có khi nào việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu khiến mẹ dư vitamin và khoáng chất?

Vậy nên lời khuyên cho các mẹ bầu đó là nên bổ sung dinh dưỡng từ việc ăn uống bên cạnh uống những viên vitamin bổ sung (vitamin bổ sung này bạn không được tự ý mua mà cần được tư vấn từ bác sĩ trực tiếp thăm khám nhé).

Bạn cũng cần thận trọng với bất kỳ loại thực phẩm, thức uống nào có chứa vitamin A, E và K vượt quá liều lượng cho phép bởi những vitamin này ở số lượng lớn có thể biến thành chất độc. Bạn có thể tham khảo vài gợi ý bên dưới để xây dựng chế độ dinh dưỡng thật phù hợp nhé:

>> 9 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

>> Điểm danh những loại rau củ giàu dưỡng chất bà bầu không thể bỏ qua

>> Dinh dưỡng cho bà bầu có nên bổ sung từ chất béo?

Ngoài ra, hầu hết các loại vitamin và khoáng chất đều có thể tan trong nước, điều này có nghĩa là nếu chúng có bị dư thừa thì cơ thể cũng dễ dàng đào thải qua đường nước tiểu.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff and Sharon Mazel, What to expect when you’re expecting, 4<sup>th</sup> edition, Workman publishing New York, 2008, page 126, 127.
  2. Pregnancy and prenatal vitamins. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/baby/guide/prenatal-vitamins>. [Ngày 16 tháng 01 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com