Mẹ không hoàn hảo

Điểm qua các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chuẩn xác cần nắm rõ trước khi vượt cạn

Điểm qua các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chuẩn xác cần nắm rõ trước khi vượt cạn. Mặc dù mỗi thai phụ sẽ có những trải nghiệm khác nhau ở mỗi kỳ chuyển dạ, nhưng không phải là không có điểm chung. Hãy cùng mekhonghoanhao điểm qua các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chuẩn xác nhất ở cả 3 kỳ: Kỳ đầu, kỳ tích cực và kỳ chuyển tiếp nhé! Hãy tham khảo bài viết để thật sẵn sàng cho phút giây vượt cạn sắp tới nhé!

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh – Chuyển dạ ở kỳ đầu

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh “ghé thăm” lúc nửa đêm, bạn phải làm gì?

Khi có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở kỳ đầu, chẳng còn cách nào khác, hãy cố ngủ vì có thể sẽ không ngủ được sau đó, khi các cơn co thắt đến nhanh và dữ dội.

Nếu không ngủ được, bạn hãy đứng dậy và làm gì đó quanh nhà để đánh lạc hướng bản thân như: nấu vài món ăn để trữ lạnh, gấp áo quần của bé, đem quần áo đi giặt, hoặc vào diễn đàn yêu thích để xem có ai cũng đang trong tình trạng có dấu hiệu chuyển dạ giống như bạn không.

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh là gì?

Khi các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh “ghé thăm” vào ban ngày, giải pháp cho bạn là…

Bạn có thể đi đâu đó như thói quen thường lệ, miễn là đừng xa nhà quá và phải luôn mang theo điện thoại di động. Nếu đang ở nơi làm việc, có lẽ bạn sẽ muốn về nhà cho dù chắc bạn cũng chẳng làm được việc gì lúc này. Nếu bạn không có kế hoạch gì, hãy tìm thứ gì đó làm bạn thư giãn như đi dạo bộ, xem TV, viết email cho bạn bè và người thân, sắp xếp đồ đạc để mang đến bệnh viện.

Lót dạ bằng một bữa ăn nhẹ!

Hãy ăn một bữa nhẹ nếu cảm thấy đói (ví dụ: nước súp, bánh mì, cơm hoặc mì ống, bánh pudding, chuối hay những thức ăn khác mà bác sỹ hay bà đỡ đã đề xuất).

Lúc này là thời gian tốt nhất để nạp năng lượng, nhưng đừng ăn nhiều quá, và tránh các thức ăn khó tiêu (chẳng hạn bánh hamburger, khoai tây chiên) hay những đồ uống chứa acid như nước cam, nước chanh. Và nhất định bạn phải uống nước nhé, vì việc giữ cho cơ thể không bị mất nước là rất quan trọng đấy.

Cũng đừng quên đi tiểu, ngay cả khi bạn không buồn tiểu

Tại sao ư? Vì bàng quang đầy có thể làm chậm tiến trình chuyển dạ đấy. Vậy nên đừng có lười biếng đi tiểu trong giai đoạn này nha.

Hãy giữ bản thân ở tình trạng thoải mái nhất

Lúc này, bạn có thể thư giãn bằng việc tắm nước ấm từ vòi hoa sen, dùng miếng dán nhiệt nếu bị đau lưng, dùng thuốc acetaminophen để giảm đau nếu được bác sỹ cho phép. Đừng dùng aspirin hay ibuprofen.
Khi có các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở kỳ đâuf, hãy lưu ý tính thời gian giữa các cơn co thắt (từ lúc bắt đầu của cơn co thắt này đến lúc bắt đầu cơn co thắt tiếp theo) trong nửa giờ đồng hồ nếu chúng có vẻ cách nhau ít hơn 10 phút; còn không thì làm định kỳ. Tuy vậy, không cần lúc nào cũng chăm chăm nhìn đồng hồ đâu bạn ạ.

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh – Chuyển dạ ở kỳ tích cực

Chắc hẳn các mẹ cũng cảm nhận được cơn co thắt lúc này diễn ra nhanh và cường độ cũng dần tăng lên (đau hơn). Khi co thắt trở nên mạnh hơn, thường xuyên hơn (cách nhau khoảng 3 – 4 phút), lâu hơn (từ 40 – 60 giây), và bạn cảm thấy cơn đau rõ ràng giữa các cơn co thắt, thì có thể cổ tử cung của bạn đã giãn rộng ra đến 7 cm.

Vậy triệu chứng chuyển dạ sắp sinh ở kỳ này là gì?

Dưới đây là các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở kỳ tích cực, bạn có thể gặp phải (trừ phi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng):

Mẹ nên làm gì lúc này nhỉ?

Dù bạn cảm thấy thế nào đi nữa, dù lo lắng, hồi hộp hay phấn khích,… đi nữa thì hãy thật sự bình tĩnh vì bây giờ quá trình chuyển dạ đã thực sự bắt đầu rồi.

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở kỳ tích cực, hãy thật bình tĩnh, chồng và bác sĩ sẽ luôn bên cạnh bạn

Bác sĩ sẽ làm gì lúc này?

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở kỳ tích cực, bác sĩ sẽ:

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh – Chuyển dạ ở kỳ chuyển tiếp

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở kỳ này thế nào?

Dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển tiếp (sau kỳ đầu và kỳ chuyển dạ tích cực) là khoảng thời gian đòi hỏi sức lực và gây mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, bực bội, mất kiên nhẫn, mất phương hướng, bồn chồn hoặc quá tải. Hãy cố gắng lên nào!

Phải làm gì ở kỳ chuyển tiếp này?

Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hồi hộp,… hãy nghĩ ngay đến phần thưởng sau 9 tháng mà cố giữ bình tĩnh

Sau đó thế nào?

Nếu chưa di chuyển vào phòng sinh, khi cổ tử cung của bạn đã giãn hết cỡ 10 cm, bạn sẽ được y tá di chuyển vào phòng sinh. Hoặc nếu bạn đang nằm trên giường sinh, phần chân giường đơn giản sẽ được tháo ra để chuẩn bị cho ca sinh nở; việc này nhằm để bác sĩ hoặc người hộ sinh dễ dàng tiếp cận với tầng sinh môn của bạn.

Hãy tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh và những lời khuyên bạn nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ ở các kỳ để có thể vượt cạn một cách dễ dàng và thành công nhé!