Chăm sóc bà bầu

Các giai đoạn đau buồn khi mất con

Dù việc mất con xảy ra sớm ở đầu thai kỳ (sảy thai), khi gần đến ngày sinh, hay lúc sinh, bạn cũng sẽ trải qua các giai đoạn đau buồn khi mất con với mức độ cảm xúc và phản ứng khác nhau. Tuy không thể tống khứ chúng đi, nhưng việc hiểu biết về chúng sẽ giúp bạn chấp nhận sự thật dễ dàng hơn.

Tìm hiểu các giai đoạn đau buồn khi mất con

Nhiều người chịu nỗi đau mất con phải đi qua một số các giai đoạn trên con đường hồi phục cảm xúc. Những giai đoạn này thường xảy ra khá phổ biến, dù thứ tự xảy ra của ba bước đầu có thể khác nhau. Cũng như vậy, các cảm giác bạn trải qua cũng có thể không giống.

Giai đoạn 1: Sốc và phủ nhận thực tế

Bạn có thể rơi vào tình trạng lặng người và không tin vào thực tế. Bạn có cảm giác rằng “Điều này không thể xảy ra với mình được”. Đây là một cơ chế tâm thần được tạo ra để bảo vệ tâm lý khỏi cú sốc bị gây ra bởi sự mất mát.

Giai đoạn 2: Cảm giác có lỗi và tức giận

Trong khi tuyệt vọng tìm kiếm thứ gì đó để đổ tội cho một bi kịch vô nghĩa như vậy, bạn có thể sẽ tự đổ lỗi cho bản thân – “Mình chắc đã làm việc gì đó sai nên mới gây sẩy thai” hoặc “Nếu mình đã cảm thấy vui mừng hơn về cái thai, đứa bé chắc vẫn còn sống”.

Hoặc bạn có thể sẽ đổ lỗi cho những người khác – như ông Trời, vì đã để việc này xảy ra, hoặc bác sĩ – dù lý do rất vô lý.

Bạn cũng có thể sẽ cảm thấy bực bội và ghen tị với những người đang có thai hoặc những ông bố bà mẹ xung quanh mình, và thậm chí có cảm giác căm ghét họ nhất thời.

Giai đoạn 3: Buồn phiền và tuyệt vọng

Bạn có thể thấy bản thân chìm trong tâm trạng buồn bã trong phần lớn hoặc toàn bộ thời gian. Bạn khóc liên tục, không thể ăn, ngủ, không quan tâm đến bất cứ thứ gì, hoặc bạn sẽ không thể thực hiện các công việc trong cuộc sống thường ngày.

Các giai đoạn đau buồn khi mất con

Các giai đoạn đau buồn khi mất con

Bạn cũng có thể sẽ tự hỏi liệu có phải mình sẽ không bao giờ có thể sinh được một đứa con khỏe mạnh nữa hay không.

Giai đoạn 4: Chấp nhận thực tế

Nhưng rồi cuối cùng, bạn sẽ chấp nhận được việc mất con. Hãy nhớ rằng điều này không có nghĩa bạn sẽ quên đi những mất mát phải gánh chịu. Chỉ là bạn sẽ có thể chấp nhận nó và trở lại sống một cuộc sống bình thường như trước.

Nếu mẹ bị trầm cảm khi mất con?

Mỗi người cha, người mẹ bị mất con đều có lý do để thấy buồn. Nhưng với một số người, nỗi buồn có thể càng tăng thêm vì mắc chứng trầm cảm sau sinh và quá lo âu. Nếu không được điều trị, chứng trầm cảm sau sinh có thể sẽ ngăn cản bạn trải qua các giai đoạn đau buồn khi mất con – vốn có vai trò rất quan trọng với việc hồi phục.

Nếu bạn có biểu hiện các dấu hiệu trầm cảm như không thấy hứng thú đối với các hoạt động thường ngày, không ngủ được, ăn không ngon, tâm trạng cực kỳ buồn bã đến mức gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt bình thường. Hãy:

  • Chia sẻ nỗi đau với chồng để được giúp đỡ
  • Chia sẻ tâm sự cùng bạn bè cũng là cách giúp bạn giảm bớt buồn đau
  • Nói chuyện với bác sĩ và nhờ người đó giới thiệu cho bạn một bác sĩ có chuyên khoa tâm lý. Liệu pháp điều trị tâm lý (kết hợp với thuốc nếu cần thiết) có thể giúp bạn hồi phục tốt hơn.

Dù có thể khó phân biệt giữa trầm cảm sau sinh và trầm cảm gây ra do bị mất con thì loại trầm cảm nào cũng cần được lưu ý giúp đỡ đúng mức.




Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 585 + 579.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com