Thực đơn ăn dặm cho bé

Các loại trái cây cho bé ăn dặm: Đu đủ và xoài

Khi bé đã nhai tốt, mẹ có thể lựa chọn các loại trái cây cho bé ăn dặm để bổ sung vào thực đơn và cắt thành từng miếng để bé tự ăn thay vì nghiền nhuyễn.

Đu đủ và xoài – Lựa chọn tuyệt vời khi cho bé ăn dặm

Tùy theo từng độ tuổi của bé mà mẹ cho bé ăn thực phẩm có độ thô mịn và kích thước khác nhau. Khi bé đã có thể nhai tốt, thay vì nghiền nhuyễn, mẹ có thể cho bé ăn trái cây cắt sẵn thành từng miếng và để bé tự ăn.

Ví dụ: Mẹ có thể cắt đu đủ, xoài thành từng miếng rồi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp baby led weaning. Phương pháp tự bốc ăn này sẽ giúp bé có hứng thú với thức ăn hơn, đồng thời có cơ hội tự mình khám phá các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều Vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), Vitamin A và cả Vitamin E. Đu đủ cũng dồi dào chất xơ và axit folic.

Tương tự như đu đủ, xoài chứa nhiều vitamin và tốt cho sức khoẻ. Một cốc xoài cung cấp 25% lượng Vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, 2/3 Vitamin A và một lượng lớn Vitamin B6, Vitamin E, Pectin, Photpho, Kali và Magie.

Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm với đu đủ và xoài chín

Cho bé ăn dặm với đu đủ

cac-loai-trai-cay-cho-be-an-dam-du-du-va-xoai-hinh-anh1

Bước 1: Mua 1 trái đu đủ chín. Các mẹ lưu ý khi mua đu đủ phải chọn quả dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống còn nhựa dính thì ăn vừa ngọt lại vừa thơm, ít hột, thịt dầy. Quả đu đủ dù to, tròn, trông thì chín nhưng cuống đã khô nhựa là đu đủ chín dấm, về ăn nhiều hột, thân mỏng.

Đu đủ ngon nhất là loại đu đủ hai da: vỏ ngoài vàng có lốm đốm xanh nhỏ li ti, quả thuôn dài là đặc ruột.

Bước 2: Lấy ¼ trái đu đủ, gọt vỏ, rửa sạch trái đu đủ vừa gọt vỏ để không còn mủ trên trái đu đủ.

Bước 3: Sau khi rửa sạch đu đủ, các mẹ cắt làm đôi, lấy sạch hột và đường gân trong ruột đu đủ. Các mẹ lưu ý phải lấy thật sạch hột đu đủ ra nhé bởi nếu để cả hột bé sẽ nuốt và có nguy cơ bị sặc lên đường thở.

Ngoài ra trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine, một số lượng lớn carpine sẽ làm bé bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thần kinh.

Bước 4: Cắt ¼ trái đu đủ thành những hạt lựu vừa phải, xếp ra dĩa cho bé bốc ăn bằng tay. Có thể xếp thành những hình dễ thương để tạo ấn tượng cho các bé.

Mặc dù đu đủ chứa nhiều dưỡng chất, nhưng các mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng.

Nếu mẹ lỡ cho bé ăn nhiều đu đủ và bé gặp tình trạng này thì cũng đừng lo lắng, vì hiện tượng này sẽ hết sau một thời gian ngừng ăn.

Cho bé ăn dặm với xoài

cac-loai-trai-cay-cho-be-an-dam-du-du-va-xoai-hinh-anh2

Đối với xoài, mẹ nên chọn những quả vàng đều, da căng bóng, không bị thâm đen, phần đầu xoài (nằm ngay dưới cuống) chín vàng, ấn vào không bị nhũn hay nát.

Khi cho trẻ ăn dặm các món từ xoài, mẹ nên gọt bỏ vỏ xoài, loại bỏ hết xơ xoài. Đối với các bé từ 12 tháng tuổi, các mẹ có thể cắt xoài cắt thành những miếng nhỏ xếp vào dĩa cho bé ăn theo phương pháp baby led weaning.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com