Mẹ không hoàn hảo

Điểm qua thành phần, cách chọn và cách chế biến rau má

Tác dụng của rau má rất nhiều, như cải thiện các bệnh liên quan đến tĩnh mạch, cải thiện tuần hoàn,… Các món ngon từ rau má cũng có nhiều, bạn có thể chế biến và dùng thử, chẳng hạn như nước rau má, canh rau má…

Rau má

Rau má có tên khoa học là Centella Asiatica, là một loài cây thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae). Loại rau này được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới như một số vùng thuộc Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Madagascar, Nam Phi, Nam Thái Bình Dương và Đông Âu.

Lá rau má có dạng hình quạt, hoa màu trắng hoặc tím/ hồng nhạt, quả nhỏ và có hình bầu dục.

Thành phần và tác dụng của rau má

Rau má có các hoạt chất chính thuộc nhóm saponins (hay còn gọi là triterpenoids), bao gồm asiaticosides, trong đó, một phần trisaccharide được liên kết với các axit aglycone asiatic, axit madecassoside và axit madasiatic. Các triterpene saponins này và sapogenins của chúng hỗ trợ quá trình sản xuất ra collagen tại vị trí vết thương, từ đó làm lành vết thương cũng như có tác dụng tốt đến mạch máu.

Các thành phần khác được phân lập từ rau má như brahmoside và brahminoside còn được cho rằng có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng tâm lý (tuy nhiên, ý kiến này vẫn chưa được khoa học chứng minh).

Chiết xuất thô từ rau má chứa glycosides isothankuniside và thankuniside có tác dụng ức chế khả năng sinh sản của chuột. Centelloside và các dẫn xuất của nó còn được tìm thấy rằng có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp tĩnh mạch.

Ngoài ra, chiết xuất từ rau má còn chứa các thành phần khác như sterol thực vật, tannin (20 – 25%), axit thiết yếu (0,1% với beta-chariophylen, trans-beta-pharnesen và germachrene D), phytosterols (campesterol, sitosterol, stigmasterol), chất nhầy, nhựa cây, các amino axit tự do (alanine, serine, aminobutyrate, aspartate, glutamate, lysine và treonine), flavonoids (dẫn xuất của chercetin và kempferol), alkaloid (hydrochotine), vị đắng (vallerine), axit béo (axit linoleic, axit linolnelic, axit oleic, axit palmitic and axit stearic).

Cách chọn mua và bảo quản rau má

Rau má là loại rau có quanh năm, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở chợ hoặc siêu thị. Tuy nhiên, để chọn được rau tươi ngon, bạn cần phải quan sát thật kỹ. Chúng ta chỉ nên chọn mua rau có lá xanh tươi, lá không bị sâu, bị thủng, héo hoặc rách nhiều ở mép.

Bạn nên chọn những lá xanh, không bị sâu, thủng hoặc rách nhiều ở mép

Ngoài ra, bạn cũng nhớ để rau vào túi riêng, tránh tiếp xúc với thịt, cá, hải sản… các loại trong quá trình mua sắm.
Khi về đến nhà, nếu chưa chế biến ngay, chúng ta nên trữ rau trong ngăn mát tủ lạnh để rau tươi lâu nhé.

Cách chế biến rau má

Điều quan trọng nhất trước khi chế biến rau má đó là rửa chúng thật sạch. Đầu tiên, hãy loại bỏ đi những lá sâu, lá úa rồi rửa rau dưới vòi nước chảy. Tốt nhất hãy ngâm nước muối để loại bỏ các loại thuốc (nếu có), đặc biệt là khi sử dụng rau má để làm nước ép hoặc ăn sống.

Rau má ngoài nấu canh, luộc hoặc ép lấy nước uống mà chúng ta đã biết, các món ngon từ rau má cũng có khá nhiều, trong đó có món salad rất ngon sau đây:

Nguyên liệu:

Thực hiện:

Rau má còn có thể chế biến thành món salad cực ngon mà cực đơn giản

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà từ rau má phơi khô, dùng rượu thuốc, viên nang, viên nén, thuốc mỡ có thành phần chiết xuất từ rau má (có bán tại các nhà thuốc). Với những sản phẩm này, bạn nên lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát và lưu ý sử dụng trước ngày hết hạn.