Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh những ngày đầu

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh không quá phức tạp, bố mẹ chỉ cần giữ cho cuống rốn của bé mới sinh được sạch sẽ, khô ráo để rốn sớm teo, rụng. Trong thời gian này, khá nhiều gia đình nhờ y tá đến nhà để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận hơn. Tuy vậy, một số bé vẫn có thể bị nhiễm trùng, u hạt rốn hoặc thoát vị rốn.

Dây rốn của trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh thực ra không quá phức tạp, mẹ chỉ cần giữ cho cuống rốn trẻ sơ sinh tuần đầu được sạch sẽ, khô ráo cho đến khi nó teo lại và rụng đi. Để giữ cho dây rốn của bé khô ráo, mẹ nên dùng bọt biển tắm cho bé thay vì đặt bé vào chậu tắm.

Mẹ cũng nên giữ cho tã nằm dưới dây rốn để tránh bị thấm nước tiểu. Khi thay tã cho trẻ sơ sinh có thể mẹ sẽ thấy vài giọt máu trong thời gian cuống rốn rụng, mẹ đừng lo vì đây chỉ là vấn đề bình thường thôi. Nhưng nếu cuống rốn của bé bị chảu máu nhiều thì có thể bé bị nhiễm trùng và cần phải điều trị. Mặc dù việc cuống rốn bị nhiễm trùng thường ít khi xảy ra nhưng nếu bé có những dấu hiệu dưới đây, hãy đưa bé đi bác sĩ:

  • Cuống rốn rỉ nước vàng và có mùi hôi.
  • Vùng da xung quanh rốn bị đỏ
  • Bé khóc mỗi khi bạn chạm vào rốn hoặc vùng gần rốn.

cach-cham-soc-ron-tre-so-sinh-nhung-ngay-dau-hinh-anh

Cùng tìm hiểu cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh những ngày đầu sau sinh

Cuống rốn trẻ sơ sinh thường khô và rụng vào khoảng 5 -15 ngày sau sinh. Nếu sau thời gian đó mà cuống rốn chưa rụng thì có thể do những vấn đề khác. Mẹ hãy hỏi bác sĩ nếu thấy cuống rốn vẫn chưa khô và rụng đi khi trẻ sơ sinh đã 2 tháng tuổi nhé!

Chứng u hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Đôi khi, thay vì hoàn toàn khô ráo, dây rốn sẽ xuất hiện một nụ thịt nhỏ màu đỏ trên rốn sau khi cuống rốn đã rụng (hay còn gọi là u hạt). U hạt này sẽ rỉ ra 1 chất lỏng có màu vàng nhạt và thường biến mất sau khoảng 1 tuần, nếu không, bác sĩ sẽ phải làm thủ thuật để đốt bỏ u hạt ở rốn trẻ sơ sinh.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Nếu cuống rốn của bé có vẻ như bị lồi ra khi bé khóc, bé có khả năng bị thoát vị rốn, một lỗ nhỏ trong thành cơ bụng làm cho mô bị nhô ra khi có áp lực trong bụng (chẳng hạn như khi bé khóc). Đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng, thường thì sẽ tự lành trong 12 cho đến 18 tháng đầu. Trong trường hợp không lành khi bố mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, cần phải được tiến hành phẫu thuật rốn trẻ sơ sinh để đóng lỗ phần lỗ lại. Băng kín rốn hay “đặt đồng xu” trên rốn bé đều có thể gây nguy hại đấy, mẹ đừng thử nhé!




  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Trang 150 – 155.
  2. Infant and newborn care. Tham khảo tại: <http://www.gbhealthwatch.com/infantandnewborncare-details.php>. [Ngày 25 tháng 8 năm 2015]
  3. Umbilical cord care in newborns. Đọc thêm tại: <https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001926.htm>. [Ngày 25 tháng 8 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com