Sức khỏe

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em

Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính các tuyến bài tiết ở mí mắt. Bị lẹo mắt nếu không được vệ sinh kỹ có thể dẫn đến nhiễm trùng, lây lan ra mí mắt vào sâu trong hóc mắt khiến trẻ khó chịu liên tục và dụi tay vào mắt. Bài viết chia sẻ cách chữa lẹo mắt ở trẻ em, các mẹ xem ngay nhé!

Thông thường lẹo xuất hiện ở một bên mắt, nhưng cũng có thể xuất hiện ở cả hai mắt cùng một lúc. Lẹo mắt có thể xuất hiện ở mặt ngoài hoặc mặt trong mí mắt. Các nốt lẹo sẽ biến mất khi các tuyến bài tiết hết tắc nghẽn. Tình trạng viêm cũng sẽ hết nếu mủ được tháo ra hết.

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em

Lẹo mắt xuất hiện bên ngoài mí mắt

 

Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị lẹo mắt

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị lẹo mắt bao gồm:

  • Một nốt đỏ, đau ở vùng rìa mí mắt, ngay chân các sợi lông mi
  • Sưng nhẹ mi mắt
  • Khó chịu khi chớp mắt
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Đóng những mài vàng trên rìa mí mắt
  • Sụp mi
  • Cảm giác ngứa bên trong mắt
  • Nhìn mờ
  • Chói mắt khi gặp ánh sáng.

 

Bị lẹo mắt, nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân bị lẹo mắt là do các tuyến dầu trong mí mắt bị nhiễm trùng. Các tuyến này thường xuyên bị tấn công bởi vi khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn Staphylococcus.

Có 2 loại lẹo là lẹo trong và lẹo ngoài, trong đó lẹo ngoài là loại điển hình mà nhiều người thường bị. Lẹo ngoài khởi đầu khi có sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi (nang lông), khiến cho mí mắt bị sưng. Lẹo ngoài cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến như tuyến Moll và tuyến Zeiss của mí mắt.

Lẹo trong là một tình trạng nghiêm trọng hơn, lẹo trong bắt nguồn từ một tuyến gọi là tuyến Meibomian nằm bên dưới bề mặt của mí mắt. Vì lỗ thông của tuyến Meibomian nằm sâu trong mí mắt, nên mủ của lẹo trong khó thoát ra ngoài hơn lẹo ngoài.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm trùng các tuyến ở mí mắt như:

  • Dụi mắt, nhất là sau khi bé ngoáy mũi, vì đây là nơi có nhiều vi khuẩn Staphylococcus.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm mắt.
  • Vệ sinh mắt kém thường khiến bé bị lẹo mắt
  • Mắt có các tình trạng viêm khác như viêm bờ mi, viêm tuyến Meibomian, và bệnh đỏ da.
  • Căng thẳng.
  • Sự thay đổi nội tiết của cơ thể.

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em hình ảnh 2

Dụi mắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các tuyến ở mắt

Chẩn đoán lẹo mắt ở trẻ em bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ khám mắt và mí mắt của bé bằng đèn khe (một thiết bị sử dụng ánh sáng mạnh giống như kính hiển vi).

Khi nghi ngờ bị lẹo mắt, lức là tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan từ mí mắt vào sâu trong hốc mắt, bác sĩ sẽ đề nghị chụp CT hốc mắt cho bé.

 

Những lưu ý khi chữa lẹo mắt tại nhà

Lẹo thường tự khỏi sau khi vỡ và thoát mủ ra ngoài. Thông thường lẹo sẽ hết trong vòng từ 1 – 3 tuần. Trong khoảng thời gian đó, bạn nên điều trị cho bé tại nhà để giảm các triệu chứng. Dưới đây là cách chữa lẹo mắt ở trẻ em tại nhà và những điều cần lưu ý bạn nên biết:

Chườm nóng
Sử dụng khăn/vải/gạc sạch và nhúng nước nóng. Lưu ý không nên dùng nước quá nóng nhất là đối với những bé còn nhỏ. Bạn nên giữ khăn ấm trên mắt bé trong vòng 5 – 10 phút. Lặp lại 3 – 4 lần/ngày cho đến khi lẹo biến mất hoặc mủ bắt đầu chảy ra.

Sức nóng của khăn sẽ khiến cho nốt lẹo dễ dàng thoát mủ ra ngoài, sau đó triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng. Bạn cũng nên giữ cho vùng da quanh mắt của bé được sạch và không đóng mài, đồng thời nhắc bé không nên dụi mắt vì sẽ làm lẹo lan ra nhiều hơn.

Làm thông thoáng nốt lẹo
Cách này chỉ thực hiện khi bé lớn hơn 5 tuổi và chịu hợp tác với bạn. Khi phần trung tâm nốt lẹo ngả sang màu vàng, bạn có thể dùng nhíp rút sợi lông mi đang cắm ở nốt lẹo ra. Việc này sẽ khiến mủ có thể chảy ra ngoài và giúp bé mau lành hơn. Hoặc bạn có thể chờ cho tới khi nốt lẹo tự chảy mủ (thông thường từ 1 – 2 ngày sau). Không nên nặn, bóp nốt lẹo đỏ, vì có thể làm cho mí mắt bị nhiễm trùng.

Dùng thuốc kháng sinh

Thông thường không cần phải dùng kháng sinh để điều trị khi bị lẹo mắt. Các trường hợp cần đến kháng sinh là: có nhiều nốt lẹo, lẹo tái phát, bé có thói quen hay dụi mắt.

Nên rửa sạch mí mắt hàng ngày
Trẻ em thường dễ bị lẹo mắt hơn người lớn, và bạn khó có thể phòng ngừa được căn bệnh này cho bé. Nếu như bé bị lẹo thường xuyên, bạn nên tìm cách giảm thiểu nguy cơ bị lẹo bằng cách giúp bé rửa sạch mí mắt hàng ngày với dầu gội em bé pha loãng.




  1. Stye Overview. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/sty/article_em.htm>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
  2. Sty. Đọc thêm tại: <http://www.medicinenet.com/sty_stye/page2.htm>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
  3. Sty. Đọc thêm tại: <https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/Symptom-Checker/Pages/Sty.aspx>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
  4. Styes. Đọc thêm tại: <http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetails.aspx?p=114&np=304&id=1488>. [Ngày 13 tháng 6 năm 2015]
  5. Stye. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/Conditions/stye/Pages/introduction.aspx>. [Ngày 13 tháng 6 năm 2015]
  6. Should your child see a doctor? Sty. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/sty/>. [Ngày 13 tháng 6 năm 2015]
  7. Sty. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_sty_11193.bc>. [Ngày 13 tháng 6 năm 2015]
  8. Styes. Đọc thêm tại: <http://chealth.canoe.com/condition_info_details.asp?disease_id=122>. [Ngày 15 tháng 6 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com