Nuôi con

Cách đối phó với những đặc điểm khí chất con người của trẻ

Dựa vào những đặc điểm chính góp phần tạo nên khí chất con người, cha mẹ có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để giúp con thay đổi tính khí khó chịu của mình.

Dựa vào mức độ hoạt động để giúp trẻ thay đổi tính khí

– Đối  với những bé có năng lượng cao:

  • Cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu cho thấy đó là thời gian mà bé cần phải nghỉ ngơi và tìm cách thuyết phục bé nghỉ ngơi.
  • Kết hợp một số thời gian hoạt động trong ngày: Cha mẹ có thể cho bé đi bộ đến trường thay vì chở bé đi, hoặc gửi xe ở công viên rồi đi mua sắm thay vì chạy đến chỗ mua sắm luôn.
  • Tránh sử dụng biện pháp giam giữ để kỷ luật (trừng phạt) bé.

– Những bé có năng lượng thấp:

  • Cha mẹ phải đảm bảo bé dành đủ thời gian cho các nhiệm vụ và hoạt động của mình.
  • Sử dụng thiết bị bấm giờ để thiết lập mục tiêu cho đến khi một công việc được hoàn thành.
  • Khen thưởng bé về sự gắn bó với một dự án và đã hoàn thành nó một cách kịp thời, đúng thời gian quy định.

Sự nhịp nhàng và đều đặn về các hoạt động chức năng cơ thể
– Những bé thường hoạt động theo lịch trình, mang tính đều đặn cao:

  • Cung cấp cho bé những lời cảnh báo trước những thay đổi trong thói quen hàng ngày.
  • Giúp bé học cách xử lý với những thay đổi ở hiện tại để bé có thể phát triển và có tính cách linh hoạt hơn khi lớn lên.

– Những bé có các hoạt động mang tính đều đặn thấp, không làm theo lịch trình:

  • Tạo thói quen hàng ngày cho bé (ngay cả khi nó có vẻ kỳ lạ đối với bé). Chẳng hạn, cha mẹ có thể đề nghị bé ngồi ăn tối với gia đình (ngay cả khi bé không đói), hoặc đi ngủ đúng giờ (dù cho bé không buồn ngủ).
  • Khen thưởng những thành công khi khí chất con người của bé phần nào được điều chỉnh tốt hơn.

Phương pháp tiếp cận và thu hồi giúp trẻ thay đổi tính khí của mình

– Những bé tiếp cận các tình huống dễ dàng:

  • Cha mẹ cần cung cấp các quy định vững chắc và sự giám sát chặt chẽ vì những bé này có tính tò mò cao.
  • Dạy cho bé cách đối xử hợp lý với người lạ và các tình huống mới, điều này giúp tính khí của bé được rèn luyện và trở nên bình tĩnh, thận trọng hơn.

Cach doi pho voi nhung dac diem khi chat con nguoi cua tre p1 hinh anh

Dạy cho bé cách đối xử hợp lý với người lạ và các tình huống mới

– Những bé rụt rè:

  • Cho phép bé dành thời gian để thích nghi với các tình huống mới và hãy thiết lập tốc độ phản ứng của bé với một kích thích nhanh hơn.
  • Âm thầm khuyến khích (không cần thúc đẩy) và hãy để bé thử phản ứng với các hoạt động mới và làm quen với bạn mới, khí chất con người của bé sẽ được thay đổi nhờ những trải nghiệm này đấy mẹ.

Giúp trẻ thay đổi tính khí dựa vào khả năng thích nghi

– Những bé có khả năng thích nghi cao:

  • Dạy bé đưa ra những quyết định của mình hơn là chỉ làm theo những quyết định của các bạn trong nhóm.
  • Khuyến khích bé tìm ra tất cả những gì mà bé có làm được về một hoạt động trước khi đăng ký và cam kết về thời gian thực hiện nó.

– Những bé có khả năng thích nghi thấp:

  • Cha mẹ nên cung cấp cho bé nhiều lời cảnh báo về sự thay đổi.
  • Cho bé đóng vai hoặc thực hiện những hành vi mà cha mẹ mong đợi trước khi đi sâu vào các tình huống mới (các tình huống trong thực tế mà bé có thể phải đối mặt).
  • Thừa nhận sự căng thẳng mà bé đang cảm nhận và khuyến khích bé nói về nó.

Cường độ – Yếu tố bạn cần lưu ý để giúp trẻ thay đổi tính khí

– Những bé dễ phản ứng: Dạy cho bé cách kiểm soát và phản ứng về cảm xúc của mình thông qua việc kiềm chế cơn tức giận bằng cách tự nói chuyện hoặc có những chiến lược nhẹ nhàng.

– Những bé ít phản ứng:

  • Đừng đánh đồng giữa thiếu cường độ và thiếu cảm xúc vì đó là hai khái niệm khác nhau.
  • Quan sát và lắng nghe cẩn thận để lựa chọn những manh mối tinh tế, phương pháp khôn ngoan hơn để xử lý các vấn đề.

Điều chỉnh tính khí của trẻ dựa vào yếu tố tâm trạng

– Những bé có xu hướng tiêu cực:

  • Cố gắng lơ đi tâm trạng tiêu cực chung chung của trẻ, nhưng cha mẹ phải nắm bắt được sự đau khổ, nỗi lo âu thực sự của bé.
  • Khuyến khích bé nhận ra và nói về những vấn đề khiến bé cảm thấy hạnh phúc.
  • Cha mẹ hãy là một hình mẫu tích cực trong tương tác xã hội đối với bé.

– Những bé có xu hướng tích cực:

  • Cha mẹ nên tinh tế, nhạy cảm với những dấu hiệu buồn bã ở bé vì bé có thể kìm nén và giữ nó trong lòng.
  • Dạy bé bộc lộ cảm xúc của mình như sự buồn phiền, giận dữ, sợ hãi hoặc thất vọng một cách thích hợp.

Rèn luyện tính kiên trì – Yếu tố quan trọng của khí chất con người có thể thay đổi được

– Những bé có tính kiên trì cao:

  • Cung cấp cho bé nhiều lời cảnh báo trước khi bé chuyển sang vấn đề khác.
  • Nhắc nhở bé rằng không phải lúc nào cũng hoàn hảo.

– Những bé có tính kiên trì thấp:

  • Cha mẹ nên chia các nhiệm vụ thành nhiều bước nhỏ và thừa nhận những thành công nhỏ của bé.
  • Cho bé thử làm quen với thời gian làm việc đúng giờ sau những lần giải lao ngắn.
  • Khen thưởng bé với sự nỗ lực bền bỉ và hoàn thành các nhiệm vụ.

Cach doi pho voi nhung dac diem khi chat con nguoi cua tre p2 hinh anh

Giúp bé rèn luyện tính kiên trì – một yếu tố quan trọng của có thể thay đổi được

Dựa vào mức độ sao lãng để giúp trẻ điều chỉnh tính khí

– Những bé dễ bị sao lãng:

  • Giảm sự sao lãng của bé bởi các tác động bên ngoài càng nhiều càng tốt.
  • Hướng dẫn ngắn gọn.
  • Sử dụng một tín hiệu đặc biệt (cử chỉ hoặc lời nói) để nhắc nhở bé không được sao lãng và quay lại tập trung vào nhiệm vụ.

– Những bé khó bị sao lãng, có khả năng tập trung cao:

  • Bạn cần có những dấu hiệu cho bé biết khi chuyển sang một vấn đề mới, ví dụ như gọi tên hoặc chạm vào cánh tay để bé biết.
  • Cài đặt một thiết bị bấm giờ để nhắc nhở bé khi chuyển sang một nhiệm vụ hoặc hoạt động tiếp theo.

Giúp trẻ thay đổi tính khí dựa vào tính nhạy cảm

– Những bé có tính nhạy cảm cao:

  • Thừa nhận cảm xúc của bé và cung cấp nhiều cách để bé có thể làm bản thân thoải mái hơn.
  • Cung cấp cho bé quần áo thích hợp để có thể điều chỉnh vào những ngày quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Tránh sự kích thích quá lớn, như nhạc lớn, đèn nhấp nháy, nhóm người ồn ào…

– Những bé có tính nhạy cảm thấp:

  • Giúp bé chú ý đến các tín hiệu từ môi trường bên ngoài bằng cách chỉ ra những âm thanh và mùi hương trong môi trường, những thay đổi về màu sắc của đèn giao thông.
  • Giải thích các tín hiệu giữa các cá nhân, chẳng hạn như nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và không gian cá nhân.

Như vậy, với những đặc điểm kể trên, cha mẹ có thể điều chỉnh khí chất con người ở bé, giúp bé có những phản ứng phù hợp hơn trong cuộc sống.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, Bantam Books, USA.
  2. Tips for handling problematic temperament traits.  Đọc thêm tại: <http://www.greatschools.org/parenting/behavior-discipline/787-tips-for-handling-problematic-temperament-traits.gs>. [Ngày 5 tháng 2 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com