Nuôi con

Chia sẻ cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả không phải ai cũng biết!

Chia sẻ cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả không phải ai cũng biết: Cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả nhất là sự chia sẻ, truyền đạt tình yêu thương, sự chấp nhận, tôn trọng và đồng ý với trẻ. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ của cha mẹ và con cái, đồng thời giúp trẻ trưởng thành, phát triển và sống đúng mực hơn.

Khi người lớn không biết cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả

Tại một hội vui xuân, đám trẻ con xúm xít quanh trò chơi vẽ trên giấy. Các bậc phụ huynh đứng xung quanh chăm chú theo dõi con mình đang thể hiện trí sáng tạo. Nhưng mọi người bỗng được phen mắt tròn mắt dẹt nhìn một chị “vô tư” góp ý cho cậu con trai đang đánh vật với bức tranh vẽ biển “Sao con tô màu biển là màu xanh lá mạ? Màu xanh lam mới đúng. Đừng tô cánh chim màu nâu, phải là màu trắng cơ. Con tàu kia nữa, trông xấu quá, con vẽ lại đi!”. Cậu bé mặt đỏ au vùng vằng rồi buông bút vẽ “Thôi mẹ vẽ cho con đi”.

Con vừa nói xong, chị ấy sà xuống vẽ tranh thay con mặc kệ người trông coi trò chơi nhắc khéo. Mọi người xung quanh nhìn mà ngán ngẩm, có bà cụ còn thở dài nói đía “cô này chẳng tế nhị xíu nào”, rồi bà thở dài bỏ đi. Chỉ tội nghiệp cậu con trai thì bực bội ngồi thu lu một chỗ trông đến là tội.

Cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả

Để giáo dục con cái, bạn cần có cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả

Nếu để ý mẹ sẽ thấy, trường hợp trên không phải hiếm gặp trong cuộc sống thường ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do những kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ với con trẻ vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

Cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả – Việc không đơn giản!

Giao tiếp là gì? Giao tiếp là cách mà cha mẹ truyền đạt tình yêu thương, chấp nhận, tôn trọng và đồng ý với trẻ. Để giáo dục con cái, cha mẹ nên có cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả. Chẳng hạn, mẹ nên khen ngợi trẻ thường xuyên hơn khi trẻ có tiến bộ trong những việc khác nhau nhưng không chỉ bằng lời nói mà hãy thể hiện điều đó cả bằng hành động nữa nhé. Việc này đòi hỏi mẹ phải hiểu những hành vi của trẻ và cách trẻ tự suy nghĩ về bản thân đấy. Ngoài ra, mẹ cũng phải biết khi nào và bằng cách nào có thể chia sẻ niềm tự hào với trẻ, để trẻ nghe và chấp nhận những gì mẹ đang cố gắng truyền đạt một cách tốt nhất.

Không chỉ vậy, giao tiếp còn là cuộc trò chuyện giữa cha mẹ với con cái và qua những câu chuyện mà cả hai cùng chia sẻ, trẻ sẽ biết rằng cha mẹ đang nghĩ gì về mình. Cách giao tiếp tốt sẽ giúp nuôi dưỡng mối quan hệ của cha mẹ và trẻ, đồng thời giúp trẻ trưởng thành, phát triển và sống đúng mực hơn.

Thông qua giao tiếp, cha mẹ có thể bộc lộ tình cảm yêu thường của mình để trẻ hiểu (bằng cả ngôn ngữ cơ thể bao gồm sự biểu lộ trên khuôn mặt, những cái ôm, cử chỉ thân mật). Ngoài ra, cha mẹ nên kết hợp việc thể hiện tình cảm đối với trẻ thông qua cả hành động và lời nói để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp nhé!

Theo các chuyên gia tâm lý, những kỹ năng giao tiếp mà trẻ học được sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác không chỉ với cha mẹ mà còn với môi trường bên ngoài gia đình như bạn bè, trường lớp, xã hội. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ đàm phán, giải quyết các vấn đề, và học hỏi thêm từ những kỹ năng của người khác.

Cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả hình ảnh 2

Hãy biết cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả – Không chỉ con mà cả đám bạn của con nữa

Giao tiếp cũng có thể được dùng để khen ngợi, trừng phạt, bày tỏ tình cảm, cung cấp sự hiểu biết và sự am hiểu về các vấn đề.

Nhưng vì sao người lớn vẫn chưa biết cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả?

Phần lớn các cha mẹ nghĩ rằng nếu họ nói với trẻ rằng trong mắt họ, trẻ là người có cách cư xử tốt, điều này sẽ không thúc đẩy trẻ làm việc chăm chỉ và làm tốt hơn trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cứ thích chê để trẻ có động lực mà phấn đấu, cũng giống như câu nói của ông bà: “Yêu cho roi cho vọt”. Tuy nhiên đó là những quan điểm chưa đúng đắn.

Thông thường, các bậc cha mẹ lựa chọn cách giao tiếp không hiệu quả (chê nhiều hơn khen) và không chấp nhận giao tiếp bằng lời nói với con của họ. Họ thường đưa ra những mệnh lệnh như “Con sẽ làm điều đó như cha/ mẹ nói”, la mắng “Khi còn là một đứa bé như con, cha/ mẹ đã phải làm nhiều việc gấp hai lần con bây giờ”, hoặc khuyên răn trẻ “Con không được phép có những hành vi như thế một lần nữa”. Ngoài ra, cha mẹ có thể chỉ trích “Hôm nay, con đang làm mọi thứ thật tồi tệ”, chế nhạo hoặc coi thường trẻ “ Ở độ tuổi như con, đáng lẽ con phải hiểu biết nhiều hơn nữa”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trẻ sẽ làm tốt hơn nhiều nếu trẻ bớt căng thẳng và bớt áp lực để có được sự hài lòng của cha mẹ. Thay vì liên tục đánh giá và chỉ trích trẻ, cha mẹ nên chấp thuận ý kiến của con kể cả khi nó khác với những gì cha mẹ nghĩ. Và tất nhiên, yêu thương trẻ nhiều hơn. Nếu được cha mẹ khen thưởng, khích lệ, trẻ sẽ biết yêu bản thân hơn và lòng tự trọng của trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt.

Xây dựng mối quan hệ, cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả có khó khăn?

Theo các chuyên gia tâm lý, để xây dựng mối quan hệ giao tiếp hiệu quả với con, cha mẹ nên tích cực và chấp thuận những quan điểm khác nhau khi nói chuyện với trẻ. Một trong những cách giao tiếp tốt đó là cha mẹ cần thường xuyên khen ngợi trẻ.

Chẳng hạn “Tối nay, con đã giải quyết các vấn đề khó khăn trong bài tập toán về nhà một cách xuất sắc đấy!”, hay bằng những câu nói như: “Cha/ mẹ rất tự hào khi theo dõi con thi đấu hôm nay”. Với cách này, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ đánh giá cao về trẻ và trẻ không cần cố gắng để chứng minh hoặc cố đạt được những điều bị cha mẹ ép buộc.

Cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả hình ảnh 3

Để có cách giao tiếp với trẻ em hiệu quả cần phải tạo cảm giác thân thiện và gần gũi

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chứng minh cho trẻ thấy sự chấp thuận của mình bằng cách không tự ý tham gia vào một số hoạt động của trẻ. Ví dụ, nếu cha mẹ để cho trẻ vẽ mà không đưa ra những lời khuyên trong việc phối các màu với nhau, điều này sẽ truyền tải thông điệp rằng trẻ đang làm tốt công việc của bản thân.

Bằng nhiều cách, cha mẹ có thể yên lặng và lắng nghe tâm sự của trẻ mà không đưa ra những lời nhận xét về suy nghĩ và ý kiến cá nhân của mình (kể cả khi những suy nghĩ của trẻ mâu thuẫn hoặc đúng theo quan điểm của cha mẹ). Bạn có thể nhớ lại người mẹ tại hội chợ xuân và nên coi đó là hình mẫu tránh xa trong việc giáo dục và xây dựng mối quan hệ giao tiếp với con mình.

Ngoài ra, để việc giao tiếp với trẻ trở nên dễ dàng hơn, cha mẹ nên tham khảo những lời khuyên hữu ích sau để có cách giao tiếp hiệu quả hơn với con cái:

  • Bắt đầu trò chuyện với trẻ càng sớm càng tốt.
  • Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ về mọi vấn đề theo từng độ tuổi phù hợp, thậm chí về vấn đề giới tính và tình dục.
  • Tạo một môi trường cởi mở và cảm giác thoải mái cho con.
  • Truyền đạt những giá trị riêng mà cha mẹ muốn con hiểu và noi theo.
  • Lắng nghe những quan điểm và ý kiến của trẻ.
  • Cố gắng trò chuyện với trẻ một cách chân thành.
  • Kiên nhẫn khi trò chuyện với trẻ.
  • Tận dụng những cơ hội để nói chuyện với trẻ mỗi ngày.

Và còn một điều này nữa mà cha mẹ đừng quên, hãy áp dụng những bí quyết giao tiếp này cho cả bạn đời của mình nữa, hiệu quả của nó sẽ khiến cha mẹ ngạc nhiên đến không ngờ đấy.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA.  [Ngày 14 tháng 2 năm 2015].
  2. Talking with kids about tough issues.Đọc thêm tại: <http://www.childrennow.org/index.php/learn/talking_with_kids/ >. [Ngày 14 tháng 2 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com