Sức khỏe

Cách trị mụn cóc hiệu quả cho bé

Trẻ em thường xuất hiện mụn cóc nhiều hơn so với người lớn ở bàn tay, bàn chân và mặt. Có nhiều cách trị mụn cóc hiệu quả như dùng thuốc, phẫu thuật, bắn lazer,… bố mẹ có thể tham khảo nếu chúng khiến bé nhà mình khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết mụn cóc

Mụn cóc là một vùng nhỏ của da bị cứng lại, hóa sần và thường có bề mặt gồ ghề. Chúng có nhiều kích cỡ, màu sắc, hình dạng và có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể. Mụn cóc có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác, đôi khi chúng có thể lây lan từ người này sang người khác.

Mụn cóc có đủ loại hình dạng và kích cỡ, u lên với bề mặt thô ráp, hoặc nó có thể bằng phẳng và trơn nhẵn. Các mạch máu nhỏ phát triển bên trong lõi của mụn cóc có nhiệm vụ cung cấp máu cho mụn, thường thì các mạch máu này trông giống như dấu chấm đen ở trung tâm của mụn cóc.

Mụn cóc xuất hiện trên ngón tay của bé

Mụn cóc xuất hiện trên ngón tay của bé

Mụn cóc thường không đau nhưng nếu nó mọc ở những nơi thường chịu nhiều lực ép như ở ngón tay hoặc ở lòng bàn chân thì có thể gây đau cho bé.

Những dạng mụn cóc thường gặp

Mụn cóc thông thường. Thường được tìm thấy trên ngón tay, bàn tay, đầu gối và khuỷu tay của bé, chúng là một khối u nhỏ, cứng có hình vòm và thường có màu nâu xám, bề mặt thường thô với các chấm màu đen bên trong.

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc phẳng. Những mụn cóc này có kích thước như một đầu đinh ghim, trơn láng hơn so với các loại mụn cóc khác và có đỉnh phẳng. Mụn cóc phẳng có thể có màu hồng, nâu nhạt hoặc màu vàng.

Hầu hết mụn cóc phẳng thường xuất hiện ở mặt, nhưng chúng cũng có thể mọc trên cánh tay, đầu gối hoặc bàn tay và có thể xuất hiện thành các cụm.

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc lòng bàn chân. Do chúng mọc ở lòng bàn chân nên có thể gây khó chịu và đau cho bé, bé sẽ có cảm giác như có đá cộm trong giày, làm ảnh hưởng khi bé di chuyển.

cach-tri-mun-coc-hieu-qua-hinh-anh4

Mụn cóc lòng bàn chân

Mụn cóc dạng sợi mảnh. Những mụn cóc này có hình dạng như ngón tay, thường có màu da và phát triển ở trên hoặc xung quanh miệng, mắt hoặc mũi.

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc sinh dục (Condyloma). Thường được tìm thấy trên bộ phận sinh dục và giữa hai đùi. Chúng cũng có thể xuất hiện bên trong âm đạo và hậu môn của bé.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc dưới móng và mụn cóc quanh móng. Xuất hiện dưới và xung quanh móng tay hoặc móng chân.

Mụn cóc dưới móng và xung quanh móng

Mụn cóc dưới móng và xung quanh móng

Nguyên nhân gây mụn cóc

Một loại vi-rút gọi tắt là HPV là nguyên nhân gây ra các dạng mụn cóc, chúng thích những nơi ấm áp, ẩm ướt như những vết cắt nhỏ hay những vết trầy xước trên bàn tay hoặc chân của bé. Một khi vi-rút tìm thấy một nơi ấm áp trên da, mụn cóc bắt đầu phát triển trong nhiều tháng, thậm chí vài năm.

Nếu bé chạm vào một chiếc khăn, bề mặt hoặc bất cứ thứ gì khác đã được sử dụng bởi người có mụn cóc, bé có thể nhiễm HPV.

Những bé có thói quen cắn móng tay hoặc ngắt khóe móng tay thường dễ mắc phải mụn cóc hơn. Đó là lý do tại sao mẹ không nên ngắt, chà xát hoặc gãi mụn cóc, dù nó ở trên cơ thể bé hoặc ở trên người khác nhé.

Những cách trị mụn cóc hiệu quả

Khi bé xuất hiện các nốt trên da, bác sĩ có thể lấy sinh thiết da để kiểm tra xem đó có phải là mụn cóc hay không. Việc sinh thiết cũng có thể được thực hiện nếu vùng da tăng sinh có màu bất thường so với vùng da xung quanh, chảy máu hoặc phát triển nhanh.

Mẹ không nên quá lo lắng vì mụn cóc thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng và chúng có thể tự biến mất trong vòng từ 6 tháng đến 2 năm. Nếu mụn cóc gây đau hoặc khó khăn cho bé, bác sĩ có thể giúp loại bỏ những nốt mụn đáng ghét này bằng các cách trị mụn cóc hiệu quả dưới đây:

Trị mụn cóc bằng thuốc

Loại thuốc thường dùng để điều trị mụn cóc là thuốc nước tạo màng Virasal (Virasal film-forming), bản chất thuốc này là dược phẩm salicylate dùng tại chỗ, công dụng của nó là được dùng để làm khu vực da được bôi trở nên sưng mềm, sau đó bong tróc vảy.

Nếu bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị tiểu đường hay lưu thông máu kém thì cần chống chỉ định với loại thuốc này.

Mụn cóc sinh dục được điều trị khác hơn một chút. Gần đây, một loại thuốc mới tên là Veregen là một trong những cách điều trị mụn cóc sinh dục cũng như các loại mụn cóc khác khá hiệu quả.

Tuy nhiên, mẹ lưu ý là không nên bôi các loại thuốc chữa mụn cóc lên mặt hoặc các bộ phận sinh dục cho bé khi chưa có sự cho phép của bác sĩ nhé.

Phẫu thuật lạnh

Bác sĩ sẽ sử dụng một loại hóa chất đặc biệt (đôi khi có chứa nitơ lỏng) để đóng băng các mụn cóc và các lớp vảy sẽ trở thành lớp da lành. Điều trị này thường được lặp đi lặp lại cứ khoảng từ 1 đến 3 tuần trong vài tháng để tiêu diệt hoàn toàn loại virus gây ra mụn cóc.

Loại bỏ mụn cóc bằng laser

Trong trường hợp các cách điều trị mụn cóc khác không hiệu quả, bác sĩ có thể điều trị mụn cóc bằng laser. Phương pháp này có thể dùng để phá hủy mụn cóc lòng bàn chân hoặc mụn cóc khác.

Điều trị có thể cần phải được lặp lại một vài lần để loại trừ các mụn cóc mọc sâu ở lòng bàn chân.

Phẫu thuật cắt bỏ

Đôi khi phương pháp này được sử dụng để loại bỏ mụn cóc. Tuy nhiên đây không phải là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ vì nó có thể để lại sẹo cho bé đấy mẹ ạ.

Ngoài ra, mẹ có thể lót tấm đệm chân đặc biệt để giúp bé giảm đau do mụn cóc lòng bàn chân, cho bé dùng vớ, mang giày rộng rãi hoặc mẹ có thể mua các loại thuốc (không cần toa của bác sĩ) tại các tiệm thuốc.

Sử dụng tấm đệm chân để giúp bé giảm đau
Sử dụng tấm đệm chân để giúp bé giảm đau

Lúc nào nên đưa bé đến bác sĩ?

  • Bé có dấu hiệu nhiễm trùng (vệt màu đỏ, có mủ, chảy nước, sốt) hoặc chảy máu
  • Bé chảy máu nhiều từ các mụn cóc hay chảy máu không ngừng khi đè nhẹ lên
  • Mụn cóc gây đau
  • Bé mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu (ví dụ HIV) và đã phát triển mụn cóc
  • Mụn cóc xuất hiện hình dáng và màu sắc bất thường
  • Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh có một mụn cóc bất cứ nơi nào trên cơ thể
  • Bé (ở mọi lứa tuổi) có một mụn cóc trên mặt, bộ phận sinh dục hoặc trực tràng

Cách phòng ngừa mụn cóc

Để ngăn ngừa mụn cóc mẹ nên rửa tay và da thường xuyên cho bé. Nếu bé có một vết cắt hoặc vết trầy xước, mẹ có thể dùng xà phòng và nước để rửa sạch vùng đó vì vết thương hở dễ bị mụn cóc và nhiễm trùng hơn.

Mẹ nên cho các bé mang dép không thấm nước hoặc dép xỏ ngón trong các buồng tắm công cộng, phòng thay đồ và xung quanh hồ bơi công cộng. Điều này sẽ giúp bảo vệ bé chống nhiễm mụn cóc lòng bàn chân và các nhiễm trùng khác đấy.

Ngoài ra, mẹ hãy tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc trên da của người khác và rửa tay bé cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc nhé.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. What’s up with warts?. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/kid/ill_injure/aches/warts.html#>. [Ngày 24 tháng 11 năm 2014]
  2. Warts. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000885.htm>. [Ngày 24 tháng 11 năm 2014]
  3. Warts and Plantar Warts. Đọc thêm tại: <http://www.healthlinkbc.ca/healthtopics/content.asp?hwid=hw64902>. [Ngày 24 tháng 11 năm 2014]
  4. Virasal film-forming liquid. Đọc thêm tại: <http://www.drugs.com/cdi/virasal-film-forming-liquid.html>. [Ngày 01 tháng 12 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com