Sức khỏe

Cẩn trọng với chết đuối trên cạn và chết đuối lần hai ở trẻ em

Bạn có bao giờ nghe đến đuối nước khô và chết đuối lần hai chưa? Hai loại chết đuối này khá nguy hiểm, chúng chiếm đến 1-2% các ca chết đuối mỗi năm, và chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi đấy!

Lên bờ nói chuyện vẫn có thể “chết đuối”

Đối với trường hợp đuối nước khô – chết đuối trên cạn, nước không vào tới phổi, tuy nhiên việc hít phải nước khiến cho dây thanh âm của bé bị co cứng lại và đóng kín kể cả sau khi bé đã rời khỏi bể bơi, hồ nước hoặc biển. Điều này khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn, từ đó làm bé khó thở.

Tình trạng chết đuối lần hai thì lại có một ít khác biệt. Khi bị chết đuối lần 2, đường dẫn khí mở, khiến cho nước chảy tràn vào phổi rồi tụ lại tại đây gây ra một tình trạng gọi là phù phổi. Cuối cùng dẫn đến hậu quả tương tự như chết đuối khô, đó là làm bé gặp vấn đề về thở.

Các dấu hiệu nguy hiểm

Trong khi triệu chứng của đuối nước khô thường xảy ra ngay sau khi cứu lên bờ thì triệu chứng của chết đuối lần hai lại xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi bé suýt bị chết đuối.

Cẩn trọng với chết đuối trên cạn và chết đuối lần hai ở trẻ em

Triệu chứng chết đuối lần 2 thường xuất hiện trong 24 giờ, cha mẹ cần lưu ý

Nếu bé vừa mới bị đuối nước hoặc hít phải một lượng nước lớn thì bạn cần kiểm tra xem bé có các dấu hiệu dưới đây hay không:

  • Gặp vấn đề về hô hấp
  • Ho
  • Ngủ li bì, năng lượng giảm sút rõ rệt, điều này xảy ra có thể là do sự thiếu oxy lên não
  • Bé dễ cáu gắt
  • Đau ngực
  • Nôn

Ngoài ra, một số bé có thể có dấu hiệu thay đổi hành vi, nhiều bậc cha mẹ có thể bỏ qua điều này bởi họ nghĩ rằng nguyên nhân là do bé đã mệt mỏi sau một ngày dài bơi lội hoặc mệt mỏi do vừa mới bị đuối nước xong.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay

Việc chữa trị cho tình trạng đuối nước khô hay chết đuối lần hai cũng y hệt như một ca cấp cứu. Vì vậy nếu thấy bé hoặc biết được ai đó có những dấu hiệu như kể trên, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem đường thở của bé có bị tắc nghẽn, có nước trong phổi bé hay mức Oxy trong máu có thấp hay không.

Ngoài ra, nếu tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng, bé sẽ cần được chụp phim X-quang, truyền dịch qua đường tĩnh mạch và theo dõi sát sao, những việc này chỉ thực hiện được trong khoa cấp cứu của bệnh viện chứ không phải tại phòng khám thông thường của bác sĩ nhi.

Những cách phòng ngừa đuối nước khô ngay từ đầu

Điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm đó là ngăn ngừa việc đuối nước ngay từ đầu bằng cách:

  • Luôn luôn để mắt đến bé thật sát sao khi bé vui chơi gần bể bơi hay hồ nước.
  • Chỉ cho bé bơi tại các nơi có nhân viên cứu hộ hay bảo vệ.
  • Không để bé bơi một mình.

Cẩn trọng với chết đuối trên cạn và chết đuối lần hai ở trẻ em hình ảnh 2

Luôn để mắt khi trẻ đang bơi dưới nước

Cho bé tham gia vào các lớp tập bơi, hiện nay ở nước ta đã có một số chương trình dạy bơi hoàn toàn phù hợp cho các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Nếu nhà bạn có hồ bơi, hãy bảo đảm chắc chắn rằng nó được xây dựng hàng rào bọc xung quanh.

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ bị đuối nước thường có liên quan đến việc dùng rượụ và chất kích thích. Vì vậy, cha mẹ hãy giáo dục cho trẻ biết điều này và tuyệt đối không bao giờ lơ là cảnh giác chỉ vì nghĩ rằng nước ở đấy không sâu.

Bạn cần nhớ rằng tình trạng đuối nước có thể xảy ra ở bất cứ đâu: trong bồn tắm, trong bồn cầu, hoặc cả những thau bơi nhựa mini.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Dry drowning and secondary drowning. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/features/secondary-drowning-dry-drowning >. [Ngày 17 tháng 09 năm 2015]
  2. Dry and secondary drowning: The signs every parents needs to know. Đọc thêm tại:     <http://www.osteopathic.org/osteopathic-health/about-your-health/health-conditions-library/childrens-health/Pages/secondary-drowning.aspx>. [Ngày 17 tháng 09 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com