Sức khỏe

Cảnh giác với nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em!

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu trẻ em, nguyên nhân do vi khuẩn gây nhiễm. Và nếu sự nhiễm trùng xảy ra ở phần dưới niệu đạo và bàng quang sẽ gây ra viêm niệu đạo và viêm bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em – Đi tè là cả một vấn đề!!!

Không phải tớ “quan trọng hóa” chuyện đi tè lên đâu nhé! Đối với tớ thì đây là điều mà… thật không biết nói như thế nào, nhưng không phải dễ chịu gì.

Mỗi khi tớ đi tiểu, luôn cảm giác bị đau rát như kim chích ấy. Mỗi lần một tí nước tiểu ra, với mùi khai, màu đục kinh khủng. Tớ rất ư là xấu hổ!

Cảnh giác với nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em khiến bé khó khăn khi đi tiểu

Cho đến khi mẹ đưa tớ đến bác sĩ và điều trị dứt hẳn, tớ mới bình thường trở lại về cả sinh lý lẫn tâm lý. Bạn biết tớ bị gì không? Tớ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận, và sinh sôi nảy nở gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em rất phổ biến, đặc biệt là với các bé gái.

Nhiễm trùng tiết niệu là một thuật ngữ chung được sử dụng cho tất cả các bệnh viêm nhiễm sau: Viêm bàng quang, Viêm thận, Viêm niệu đạo.

Điểm danh các “thủ phạm” gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em

Sự nhiễm trùng có thể xảy ra bất cứ nơi nào ở trên đường tiết niệu, nếu xảy ra ở phần dưới bao gồm niệu đạo và bàng quang sẽ gây ra viêm niệu đạo và viêm bàng quang.

Khi các vi khuẩn đi qua đường tiết niệu, chúng có thể gây nhiễm trùng ở các chỗ khác nhau. Vi khuẩn E. Coli là vi khuẩn thường gặp nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu nhiễm trùng đi lên niệu quản đến thận, sẽ gây ra một vấn đề nghiêm trọng hơn đó là viêm thận.

Cảnh giác với nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em hình ảnh 2

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân do vi khuẩn gây nhiễm

Bàng quang là nơi dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Viêm bàng quang xảy ra thường là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo. Niệu đạo ở các bé gái ngắn và gần với hậu môn hơn do đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang một cách dễ dàng. Tuy nhiên vi khuẩn thường bị trôi ra ngoài theo nước tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em cũng có thể xảy ra ở các bé trai dưới một tuổi không cắt bỏ bao quy đầu.

Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề “Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ hay không“? để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất

Thế triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng có thể không được rõ ràng, bé có thể có các biểu hiện như: khó chịu, kém ăn, nôn mửa. Và đôi khi triệu chứng chỉ là sốt và mãi không hết.

Đối với các trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể bị sốt và ít xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu khác. Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì khả năng gây viêm thận sẽ cao hơn so với các trẻ lớn hơn.

Ở các bé lớn hơn 2 tuổi bị viêm bàng quang. Dưới đây là vài triệu chứng giúp bạn nhận biết.

  • Đau, rát hoặc có cảm giác như châm chích khi đi tiểu, bé đi tiểu thường xuyên vào ban ngày (đôi khi chỉ mỗi lần một ít).
  • Trẻ đã được bố mẹ tập cho không còn đi tiểu đêm nay lại hay đái dầm vào ban đêm
  • Đôi khi trẻ bị sốt nhẹ.
  • Đau lưng hoặc đau bụng dưới (đặc biệt là ở vùng bàng quang, dưới rốn)
  • Nôn mửa
  • Nước tiểu có mùi hôi, màu đục hoặc có máu.

Ở các bé lớn hơn 2 tuổi bị viêm thận. Trẻ có thể có những triệu chứng như viêm bàng quang nhưng ít khi có cảm giác đau rát khi đi tiểu. Tuy nhiên, trẻ sẽ đau bụng nặng hơn, sốt cao hơn, rét run, có thể cực kì mệt mỏi hoặc bị nôn mửa.

Khi bé có những triệu chứng trên, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy mẹ bầu cũng cần chú ý việc vệ sinh cá nhân hằng ngày để phòng tránh căn bệnh này.




  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh hay gặp khi mang thai. Tham khảo tại: <http://syt.kontum.gov.vn/Tin-t%E1%BB%A9c/Tin-chuy%C3%AAn-ng%C3%A0nh/ItemID/1085/View/Details.aspx>. [Ngày 26 tháng 03 năm 2015].
  3. Urinary Tract Infections. Tham khảo tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/common/urinary.html#>. [Ngày 17 tháng 10 năm 2014]
  4. Urinary Tract Infections in Children. Tham khảo tại: <http://kidney.niddk.nih.gov/kudiseases/pubs/utichildren/#serious>. [Ngày 17 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com