Nuôi con

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ vì ly hôn ảnh hưởng đến con cái

Việc vợ chồng ly hôn cần cân nhắc kỹ vì quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của hai bạn mà chuyện ly hôn ảnh hưởng đến con cái nữa. Trẻ có thể trở nên hung hăng, trầm cảm hoặc tự cô lập với mọi người và những tổn thương về việc cha mẹ ly hôn có thể là nỗi ám ảnh theo trẻ đến khi trưởng thành.

Với những đứa trẻ thông minh, hiểu chuyện, biết suy nghĩ sẽ dễ thích nghi hơn với việc cha mẹ chúng ly hôn. Ngược lại, những trẻ thụ động, chậm thích nghi sẽ gặp nhiều khó khăn khi cha mẹ chia tay nhau. Dù ít hay nhiều trẻ cũng sẽ bị tổn thương khi cha mẹ không còn sống cùng một nhà và sức ảnh hưởng của việc ly hôn có thể sẽ là nỗi ám ảnh theo trẻ đến khi trưởng thành.

Ly hôn ảnh hưởng đến con cái như thế nào?

  • Trẻ 3 – 6 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ vẫn chưa nhận thức được chuyện gì đang xảy ra. Trẻ lo lắng rằng cha mẹ chăm sóc mình nhưng rồi cũng sẽ rời bỏ mình. Đôi khi trẻ nghĩ mình là nguyên nhân khiến cha mẹ chia tay. Sau khi cha mẹ ly hôn, kết quả học tập của trẻ thường sút kém và trẻ thường bị khó ngủ.
  • Trẻ 6 – 9 tuổi:  Trẻ trong độ tuổi này cũng thường cho rằng cha mẹ ly hôn là do mình và trẻ có khuynh hướng không chấp nhận việc cha mẹ ly hôn.  Gia đình, đặc biệt là cha mẹ, là cả một thế giới đối với trẻ. Trẻ cần sự yêu thương, chăm sóc, chiều chuộng, quan tâm của cha mẹ. Do đó, sau ly hôn, trẻ thường phụ thuộc vào cha mẹ nhiều hơn. Trẻ có thể có những biểu hiện bất thường như: tiểu dầm trong khi ngủ hoặc không thể làm những việc đơn giản mà trước đó trẻ từng làm. Đó là những cách khiến cha mẹ gần gũi hơn với trẻ.
  • Trẻ 9 – 12 tuổi: Với độ tuổi này trẻ ứng xử độc lập hơn. Bên cạnh đó, trẻ cảm giác bị ruồng rẫy, mất niềm tin vào cuộc sống; cảm thấy căng thẳng, lo sợ, sợ bị bỏ rơi và đau khổ. Trẻ nghĩ mình cần tự chăm sóc bản thân và nắm giữ mọi thứ trong tầm tay. Và cha mẹ là mối quan tâm đầu tiên của trẻ. Trẻ nam thường trở nên ngang bướng và có những hành vi bất hợp tác, dễ bị kích động. Trẻ nữ sẽ có khuynh hướng lo âu và sống thu mình, dễ xảy ra tình trạng quan hệ tình dục sớm. Và trẻ cũng thường gặp khó khăn trong việc chấp nhận người yêu mới của mẹ.

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ vì ly hôn ảnh hưởng đến con cái

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ vì ly hôn ảnh hưởng đến con cái

Trẻ có thể gặp những hậu quả tiêu cực nào từ việc ly hôn của cha mẹ?

  • Cảm giác đau khổ: Sau ly hôn, tất cả thành viên trong gia đình đều bị tổn thương, kể cả trẻ. Trẻ nhỏ có thể không nhận thức được chuyện gì đang diễn ra. Nhưng chúng sẽ dần nhận ra cảm giác mất mát cha hoặc mẹ khi họ không còn ở cạnh trẻ thường xuyên nữa.
Cảm giác đau khổ của trẻ sẽ không xuất hiện thường xuyên. Giống như ký ức vậy, cảm giác đau khổ không phải lúc nào cũng hiện diện trong tâm trí con người. Nó chỉ xuất hiện khi ta nghĩ về nó. Đôi khi, một số người không thể để những cảm xúc tiêu cực trôi đi, điều này khiến họ cảm thấy mình bị ngược đãi, bị làm cho mất định hướng và cảm giác bị thương hại. Chỉ khi nhận thức rõ những gì mình đang trải qua thì họ mới ngưng đau khổ, tập trung vào những điều tích cực và hướng về tương lai.
  • Cảm giác không an toàn: Ly hôn là một sự kiện thay đổi toàn bộ cuộc đời trẻ. Trẻ không hiểu rõ về ly hôn, nhưng các em biết rằng mọi việc sẽ thay đổi. Trẻ có rất nhiều câu hỏi đặt ra, như là: con sẽ học ở đâu, sống ở đâu? Có còn được gặp lại bạn bè hay không? Có được sống cùng với anh chị hay không? Cha có người yêu mới, nhưng con không thích bà ta…

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ vì ly hôn ảnh hưởng đến con cái hình ảnh 2

Trẻ sẽ cảm thấy không an toàn khi cha mẹ ly hôn

Đây là một cảm giác tự nhiên ở trẻ. Cha mẹ có thể nói cho con biết rõ về tương lai của con như thế nào, giải đáp những thắc mắc của trẻ một cách phù hợp và nhanh chóng. Bạn cũng có thể chia sẻ những cảm xúc của mình để trẻ hiểu và an tâm hơn. Cách tốt nhất là hãy bàn với vợ/ chồng cũ của bạn để tìm ra những câu trả lời và giải pháp tốt cho những thắc mắc của trẻ.

  • Lo âu: Nếu trẻ vẫn cảm thấy bất an, trẻ có thể phát triển sự lo lắng của mình thành rối loạn lo âu. Khi đó, sự can thiệp từ các nhà chuyên môn, nhà tâm lý là điều cần thiết đấy. Cha mẹ nên chú ý những biểu hiện bất thường về cảm xúc, hành vi, cũng như chế độ ăn uống và ngủ nghỉ để có thể can thiệp kịp thời nhé.
  • Tức giận và hung hăng: Một vài trẻ sẽ trở nên hung hăng và dễ giận dữ sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi cha mẹ ly hôn. Cha mẹ có thể tìm kiếm thêm thông tin qua sách báo, các phương tiện truyền thông để có cách xử trí những trường hợp như thế này sao cho phù hợp hoặc nhờ đến sự can thiệp của các nhà tham vấn, trị liệu tâm lý.
  • Trầm cảm: Trẻ sẽ mắc phải chứng trầm cảm nếu có suy nghĩ tiêu cực kéo dài. Trầm cảm là một bệnh lý tinh thần nghiêm trọng, cần đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ bác sĩ và nhà tâm lý đấy cha mẹ ạ.
  • Cô lập mình với mọi người xung quanh: Các chuyên gia cho rằng trẻ em của những gia đình ly hôn gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác, trẻ có xu hướng ít tiếp xúc với bên ngoài xã hội. Đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi có tình trạng không thích giao tiếp với mọi người xung quanh sau khi cha mẹ ly hôn. Sau này, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ thân thiết với một ai đó.

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ vì ly hôn ảnh hưởng đến con cái hình ảnh 3

Cha mẹ cần biết rằng, ly hôn ảnh hưởng đến con cái và có thể là nguyên nhân khiến trẻ né tránh mọi người

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các chương trình, sự kiện bên ngoài xã hội để giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh.

  • Các vấn đề về học tập: Trẻ sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn thường có các vấn đề về học tập nhiều hơn so với các trẻ khác. Những khó khăn của trẻ thường là do các rắc rối về hành vi nhiều hơn là do trí tuệ của trẻ. Trẻ nam có khuynh hướng gây hấn và có vấn đề trong việc hòa nhập với các bạn đồng trang lứa và giáo viên. Trẻ nữ dễ bị trầm cảm, việc này ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong học tập của trẻ.
  • Lòng tự trọng thấp: Tình yêu vô điều kiện giữa cha mẹ là nơi mà trẻ đặt niềm tin vào. Khi cha mẹ chia tay, trẻ bị tổn thương và niềm tin của trẻ cũng theo đó bị tổn thương. Đặc biệt, những trẻ trong độ tuổi 5 – 10. Trẻ thường nghĩ rằng trẻ đã cư xử không đúng, và đó là nguyên nhân làm cho cha mẹ ly hôn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến lòng tự trọng của trẻ.
  • Nguy cơ ly hôn khi trưởng thành: Những trẻ có cha mẹ ly hôn có tỉ lệ ly hôn khi trưởng thành cao gấp đôi so với những trẻ thuộc các gia đình không ly hôn.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Effects of Divorce on Children. Đọc thêm tại: <http://www.children-and-divorce.com/effects-of-divorce-on-children.html>. [Ngày 6 tháng 10 năm 2015].
  2. Children Negative Effects of Divorce. Đọc thêm tại: <http://www.children-and-divorce.com/children-negative-effects-of-divorce.html>. [Ngày 6 tháng 10 năm 2015].
  3. How does divorce affect children?. Đọc thêm tại: <http://www.children-and-divorce.com/how-does-divorce-affect-children.html>. [Ngày 6 tháng 10 năm 2015].

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com