Nuôi con

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ lạm dụng chất gây nghiện?

Để giúp con tránh xa chất gây nghiện thì cha mẹ có vai trò rất quan trọng, vì một đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ ít lạm dụng chất gây nghiện và các thuốc gây nghiện khác.

Cha mẹ cần nêu rõ quan điểm riêng của mình về việc lạm dụng chất gây nghiện và khuyến khích trẻ cảm nhận được vai trò của mình trong cuộc sống của cha mẹ. Việc tôn trọng mong muốn của trẻ, cố gắng hiểu quan điểm và giúp trẻ cảm nhận giá trị bản thân có ý nghĩa rất lớn với trẻ đấy. Bên cạnh đó, cha mẹ nên bày tỏ sự quan tâm của mình đến việc học, tham gia vào sở thích và các hoạt động khác của trẻ. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dành thời gian đọc sách với nhau hoặc chơi trò chơi mà trẻ chọn. Đặc biệt, cha mẹ cần trung thực với trẻ, nếu cha mẹ nói dối hoặc không giữ lời hứa sẽ khiến trẻ mất niềm tin và trẻ sẽ bỏ qua những mong muốn để làm hài lòng cha mẹ mình, kể cả việc lạm dụng chất gây nghiện.

Việc cha mẹ thừa nhận và tuyên dương kết quả, thành tích của trẻ có thể giúp trẻ xây dựng cảm giác tự tin vào bản thân và năng lực cá nhân trong xã hội. Đồng thời, cha mẹ hãy tự kiểm tra cách sử dụng các chất gây nghiện của bản thân (bia, rượu,..) và hình mẫu nào mà cha mẹ đang thể hiện với trẻ nhé.

Có nhiều chiến lược khác mà cha mẹ có thể sử dụng để khuyến khích trẻ tránh thuốc lá, rượu và các loại chất gây nghiện và thuốc gây nghiện. Chẳng hạn, cha mẹ phải trả lời tất cả câu hỏi của trẻ về những chất gây nghiện một cách trung thực. Ngoài ra, chương trình chống ma túy chính thức tại các trường học và các tổ chức cộng đồng có hiệu quả nhất khi họ dạy cho trẻ các kỹ năng xã hội để đối phó với áp lực từ bạn bè. Những cố gắng này nhằm giải quyết lòng tự trọng của trẻ và cung cấp cho trẻ những cơ hội thực hành các phương pháp đối phó khi trẻ gặp những ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè.

Cha me can lam gi khi tre lam dung chat gay nghien

Chương trình phòng chống ma tuý chính thức tại trường học

Một phần quan trọng của quá trình giáo dục phòng chống sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện là nhắc nhở trẻ về các nguy cơ xấu ảnh hưởng sức khỏe có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Qua đó, trẻ có thể nắm được những kiến thức như: những người hút thuốc lá tăng 10 lần nguy cơ tử vong do ung thư phổi so với những người không hút thuốc lá. Thuốc lá tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim và là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh phổi như viêm phế quản và khí phế thũng mạn tính. Mặc dù đây là những căn bệnh mạn tính có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để phát triển, nhưng cha mẹ hãy cho trẻ biết rằng nếu trẻ hút thuốc sớm, trẻ sẽ có nguy cơ lớn hơn phát triển bệnh sang giai đoạn cuối. Ví dụ, những người hút thuốc bắt đầu trước mười lăm tuổi có tỷ lệ ung thư cao hơn so với người không hút thuốc mười chín lần.

Tuy nhiên, trẻ thường không quan tâm đến hậu quả lâu dài mà nghĩ rằng hút thuốc giúp trẻ trông điềm tĩnh và trưởng thành hơn. Cha mẹ hãy giải thích để trẻ biết rằng trong thực tế, thuốc lá gây hoen ố răng, hơi thở có mùi hôi, ho khan và nặng mùi thuốc lá trên quần áo. Không chỉ vậy, thói quen này còn tốn khá nhiều chi phí. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến hoạt động thể thao như chạy, bơi lội và thông thường các giáo viên thể dục sẽ yêu cầu trẻ không được hút thuốc.




  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA
  2. Substance use abuse in teen: What parents can do to help stop teens from starting alcohol, tobacco and drug use. Đọc thêm tại: <http://www.aboutourkids.org/articles/substance_use_abuse_in_teens_what_parents_can_do_help_stop_teens_starting_alcohol_tobacco_d>. [Ngày 5 tháng 1 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com