Nuôi con

Cha mẹ nên làm gì để giảm bớt áp lực học tập cho con?

Với những ảnh hưởng của áp lực học tập lên trẻ vị thành niên, mà phần lớn là tiêu cực, cha mẹ có thể xem xét một số gợi ý giúp làm giảm bớt phần nào áp lực này. Cha mẹ có thể xem lại kỳ vọng của mình có thực tế không, cũng đừng bắt ép con học những gì con không thích.  

Các hoạt động giúp con giảm áp lực học tập

Không có một con số cụ thể cho việc bao nhiêu áp lực học tập thì gọi là quá nhiều. Thời gian biểu của con bạn có thể dày đặc như của một chính trị gia, nhưng nếu trẻ cảm thấy vui vẻ với điều đó và đang làm tốt thì cha mẹ có thể yên tâm. Một nghiên cứu cho rằng việc tham gia các hoạt động sau giờ học (như chơi thể thao, hát, vẽ…) giúp tăng cường cảm giác yêu thích của trẻ đối với trường học, giảm áp lực học tập và khiến tỷ lệ trẻ thi rớt, bỏ học thấp hơn.

Cha mẹ nên làm gì để giảm bớt áp lực học tập cho con

Các hoạt động như hát, vẽ… có thể giúp con giảm áp lực học tập

Xem lại những kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái. Liệu nó có thực tế không?

Đòi hỏi một trẻ từ trước tới nay chỉ đạt điểm kém môn toán, nay phải đạt điểm giỏi là một việc không chỉ vô lý mà còn khiến trẻ cảm thấy thiếu khả năng và chán nản.

Một giải pháp tốt hơn đó là cải thiện việc học của trẻ theo từng bước nhỏ. Ví dụ, mặc dù mục tiêu cuối cùng của cha mẹ là giúp con đạt điểm 7 vào cuối kỳ, nhưng cha mẹ hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để từng bước đạt đến mục tiêu cuối cùng đó. Cha mẹ nên động viên trẻ đạt điểm 7 ở bài kiểm tra miệng, rồi bài kiểm tra 15 phút. Nếu trẻ thất bại, hãy tìm hiểu nguyên nhân. Vì con thiếu cố gắng hay vì mục tiêu ngắn hạn đề ra quá cao? Nếu do mục tiêu đề ra quá cao thì cha mẹ cần phải xem xét lại mục tiêu này.

Đừng bắt ép con phải vào đại học nếu đó không phải lựa chọn của con

Cha mẹ có thể thuyết phục con cái rằng vào đại học sẽ cho trẻ một lợi thế cạnh tranh, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trẻ. Có lẽ trẻ chưa từng có ý định học tiếp lên. Hoặc có lẽ trẻ muốn tìm một công việc ngay sau khi tốt nghiệp, nhập ngũ hoặc theo đuổi một lĩnh vực mà đòi hỏi tài năng nhiều hơn là kiến thức, như diễn xuất hoặc thể thao. 

Miễn là trẻ có một kế hoạch – cho dù ngắn hạn hoặc không phải theo hướng mà cha mẹ định sẵn – cha mẹ nên khuyên bảo con chứ không bắt ép con phải vào đại học, trái lại ý muốn của trẻ. Tất cả mọi người đều tồn tại và sống theo cách riêng của mình. Nhiều trẻ vị thành niên đã sớm phát hiện ra ngành nghề mình muốn làm, con đường sự nghiệp của trẻ như một mũi tên, thẳng và thật. Những trẻ khác cũng đeo đuổi theo một ngành nghề nhưng sau đó lại từ bỏ khi đã đạt được mục tiêu hoặc bỏ dở giữa chừng. Có lẽ là vì nghề nghiệp đó là định hướng của một người khác vạch ra cho trẻ chứ không phải tự bản thân trẻ lựa chọn. Cuối cùng thì trẻ nhận ra rằng đam mê của mình nằm ở một nơi khác.

Cha mẹ nên làm gì để giảm bớt áp lực học tập cho con hình ảnh 2

Đừng bắt ép con phải thi đại học nếu đó không phải lựa chọn của con

Và cũng có nhiều trẻ vị thành niên chọn con đường khác cho mình. Trẻ có thể sẽ đi làm để trải nghiệm trong vài năm, sau đó mới học đại học. Có thể trẻ đã nhận ra được hướng đi đúng đắn và muốn trau dồi kỹ năng để có thể xây dựng sự nghiệp. Hoặc, những trải nghiệm trong công việc đã giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của kiến thức mà trường lớp cung cấp. Quan điểm của chúng ta là không bao giờ quá trễ để quay lại trường học.

Đối với những trẻ vị thành niên không thể chịu đựng thêm 4 năm nữa để học đại học thì có thể lựa chọn theo học cao đẳng hoặc trung cấp với chương trình giáo dục 2 năm. Với bằng cao đẳng/ trung cấp trong tay, trẻ có thể kiếm việc dễ dàng với mức lương khá nếu như đã quyết định không học đại học. Một con đường khác tiết kiệm thời gian đó là theo học nghề để tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm từ chính nơi làm việc.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Putting Pressure on Children and Teenagers: How Much Is Too Much?. Đọc thêm tại: <http://teachingheart.typepad.com/my_weblog/2011/03/putting-pressure-on-children-and-teenagers-how-much-is-too-much.html>. [Ngày 8 tháng 8 năm 2015]. 
  2. The Effects of Academic Parental Pressure on Kids. Đọc thêm tại: <http://motherhood.modernmom.com/effects-academic-parental-pressure-kids-10380.html>. [Ngày 8 tháng 8 năm 2015].
  3. Dealing with Academic Pressure. Đọc thêm tại: <http://www.voicesofyouth.org/en/posts/dealing-with-academic-pressure>. [Ngày 8 tháng 8 năm 2015].
  4. Donald E. Greydanus, MD, FAAP and Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. USA: American Academy of Pediatrics, trang 144 -146.
  5. Edith Wen-Chu Chen and Glenn Omatsu (2006). Teaching about Asian Pacific Americans: Effective Activities, Strategies, and Assignments for Classrooms and Communities. 2nd edition. Rowman & Littlefield Publishers. Trang 13.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com