Mẹ không hoàn hảo

Chăm sóc trẻ bị sứt môi hở hàm ếch có khó khăn?

Ngay khi phát hiện trẻ bị sứt môi hở hàm ếch hãy thông báo và nhờ bác sĩ tư vấn phẫu thuật sớm để trẻ được phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Mẹ tham khảo ngay cách điều trị, cũng như cách chăm sóc trước và sau khi phẫu thuật để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Nên sớm điều trị sứt môi hở hàm ếch cho trẻ

Sứt môi thường được điều trị khi trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi, cân nặng 6kg. Một số trẻ có khe hở môi rộng có thể cần dùng một số thủ thuật hoặc thiết bị giúp kéo các phần của môi lại gần nhau hơn trước khi môi được lành. Trẻ được phẫu thuật sứt môi có thể để lại sẹo trên môi ngay dưới mũi.

Hở hàm ếch thường được phẫu thuật khi trẻ ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi, cân nặng 9kg. Bằng cách chỉnh lại vòm họng, các cơ họng mềm mỗi bên được nối lại với nhau và phần chắn ngang bình thường giữa miệng và mũi được hình thành.

Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ. Không nên để trẻ quá lớn mới đi phẫu thuật, vì sẽ ảnh hưởng đến việc bú, ăn và phát âm của trẻ.Trẻ phải thật khỏe mạnh khi được phẫu thuật. Hiện nay ở Việt Nam có một số bệnh viện và tổ chức phi chính phủ tài trợ phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em gặp phải dị tật sứt môi hở hàm ếch nhằm mang lại nụ cười cho các em.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện dị tật sứt môi, hở hàm ếch

Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể phải cần được tiếp tục phẫu thuật, chẳng hạn như ghép xương ổ răng, nhằm thu hẹp khoảng cách trong xương hay nướu gần răng trước. Phẫu thuật này giúp rang cố định vĩnh viễn và thường được thực hiện khi trẻ được 6-10 tuổi.

Khi trẻ đến tuổi thiếu niên, trẻ có thể có nhiều lựa chọn khác. Trẻ có thể muốn những vết sẹo được ít thấy hơn, chỉnh sửa mũi và môi trên, hoặc cải thiện hàm răng. Chỉnh sửa thẩm mỹ có thể cải thiện việc nói, thở, khớp nối răng, và diện mạo cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sứt môi hở hàm ếch có gặp nhiều khó khăn?

Với các trẻ bị sứt môi hở hàm ếch việc chăm sóc chắc hẳn sẽ khó khăn hơn nhiều. Dưới đây là 2 tư thế giúp mẹ dễ dàng hơn khi cho trẻ bú sữa và tránh được tình trạng trẻ bị sặc sữa.

Ngồi bú sữa sẽ hạn chế sữa mẹ chảy vào mũi và làm bé sặc

Ở cả hai tư thế cho trẻ bú, mẹ lưu ý để vú không đè ép lên mũi trẻ làm trẻ không thở được. Khi cho bú nên để vị trí đầu trẻ quay sang bên phải trong lần bú này và quay sang bên trái trong lần bú khác để trẻ có thể sử dụng tất cả các cơ ở vùng miệng. Đưa vú vào thật sâu trong miệng trẻ để sữa chảy vào phía sau lưỡi của trẻ.

Trường hợp, nếu mẹ cho trẻ uống thìa: nhằm tránh cho trẻ bị sặc thì nên cho trẻ ngồi ở tư thế với đầu hơi đưa về phía trước một chút.

Mẹ cũng có thể cho trẻ uống thìa

Nếu cho trẻ bú bình, mẹ cũng cần giữ cho trẻ ở tư thế này, núm vú nên đặt vào phần miệng không bị khe hở. Hoặc mẹ chọn tư thế bế bé ở góc 45o như hình bên. Mẹ nên lựa chọn loại bình sữa có núm vú làm từ cao su và được thiết kế đặc biệt có phần ngậm nhỏ, phần tiếp nối với phần ngậm được làm đặc biệt để lấp chỗ sứt môi và hở hàm ếch khi trẻ bú sữa.

Sau khi mẹ cho trẻ ăn hoặc bú thì nên lau chùi khe hở môi bằng bông tẩm nước sạch.

Nên chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật như thế nào?

Với những trẻ bị sứt môi hở hàm ếch, sau khi phẫu thuật nếu miệng trẻ không hoạt động tốt sẽ luôn luôn há ra và nhỏ nước dãi, tình trạng này thường làm cho lưỡi trẻ không phát triển và ảnh hưởng đến chức năng nói. Nhằm khắc phục tình trạng trên, thay vì bắt trẻ phải ngậm miệng lại thì bố mẹ nên thực hiện các bài tập cho môi và lưỡi cho trẻ:

Bôi một chút mật lên môi và khuyến khích trẻ liếm sạch chỗ đó