Mẹ không hoàn hảo

Chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh ở trẻ

Khi nghi ngờ bé mắc bệnh động kinh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Nếu chẳng may bé mắc phải chứng bệnh này, mẹ cũng đừng lo lắng quá vì nếu có phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh động kinh hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em

Mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu bé xuất hiện các cơn co giật, cơn ngây người (nhìn chằm chằm vào một chỗ nào đó), lú lẫn, có các cơn rung lắc người lặp đi lặp lại, thành tích học tập giảm sút hoặc có sự thay đổi trong cách cư xử theo hướng tiêu cực mà không hiểu rõ lý do.

Nếu nghi ngờ bé bị bệnh động kinh, bác sĩ có thể cho bé làm một số xét nghiệm như:

Điều trị bệnh động kinh

Thuốc chống động kinh thường là lựa chọn đầu tiên trong việc kiểm soát bệnh động kinh

Thuốc chống động kinh nhằm ngăn chặn không cho các cơn co giật xảy ra, chứ không làm ngừng co giật khi đã xảy ra cơn và cũng không chữa được bệnh động kinh. Giống như tất cả các thuốc khác, thuốc chống động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhìn đôi, mệt mỏi, buồn ngủ, choáng hoặc đau bụng. Trong một số ít trường hợp thuốc có thể gây phát ban da, giảm số lượng tế bào máu, gặp vấn đề về gan… Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thấy bé có các tác dụng phụ trên nhé.

Xem thêm: Giúp con sống chung với bệnh động kinh