Mẹ không hoàn hảo

Chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Chẩn đoán tâm thần phân liệt dựa trên một đánh giá đầy đủ về tâm thần, tiền sử bệnh lý, kiểm tra sức khỏe và các xét nghiệm để đưa ra kết luận cuối cùng trẻ có có bị tâm thần phân liệt không. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là một quá trình dài và cần điều trị suốt đời.

Chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ thế nào?

Quá trình chẩn đoán thường bao gồm:

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và hỏi về tiền sử bệnh lý để chẩn đoán trẻ có bị tâm thần phân liệt hay không

Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt

Tiêu chuẩn để chẩn đoán tâm thần phân liệt gồm:

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em và thanh thiếu niên

Nhóm điều trị
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em thường được hướng dẫn bởi một bác sĩ tâm thần nhi. Nhưng sẽ tốt hơn nếu có một đội ngũ chăm sóc gồm: Bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình; bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia trị liệu khác; y tá chăm sóc bệnh nhân tâm thần; nhân viên xã hội; dược sĩ và các thành viên trong gia đình.

Nằm viện điều trị
Trong các thời kì khủng hoảng hoặc giai đoạn có triệu chứng nghiêm trọng, việc điều trị nội trú tại bệnh viện là rất cần thiết. Hướng trị liệu này giúp đảm bảo sự an toàn của con bạn, và chắc chắn được rằng con bạn nhận được chế độ dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ và điều kiện vệ sinh phù hợp. Đôi khi, môi trường bệnh viện lại là an toàn nhất, là sự lựa chọn tốt nhất giúp kiểm soát được các triệu chứng nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn cho trẻ được điều trị bán trú hoặc nội trú, nhưng những triệu chứng nghiêm trọng thường đã được điều trị ổn định trong bệnh viện trước khi chuyển sang các cấp độ chăm sóc này.

Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc chống loạn thần là trọng tâm trong điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em. Hầu hết các loại thuốc được dùng ở trẻ đều giống với thuốc dành cho rối loạn này ở người lớn. Các thuốc chống loạn thần thường đem lại hiệu quả trong việc quản lý các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, thiếu động lực và thiếu cảm xúc.

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng thuốc

Sau khi dùng thuốc, có thể sẽ phải mất nhiều tuần mới nhận thấy được sự cải thiện ở các triệu chứng. Nói chung, mục đích của việc điều trị với thuốc chống loạn thần là để kiểm soát hiệu quả những dấu hiệu và triệu chứng với liều lượng thấp nhất có thể. Ngoài ra, một số loại thuốc khác như chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu cũng đem lại sự hỗ trợ cần thiết.

Tất cả các loại thuốc chống loạn thần đều có tác dụng phụ và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể có của thuốc và cách kiểm soát chúng. Hãy cảnh giác với những vấn đề ở con bạn và báo ngay với bác sĩ về những ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc càng sớm càng tốt. Khi đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc. Ngoài ra, các thuốc chống loạn thần có thể phản ứng với các chất khác gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nói với bác sĩ về tất cả những loại thuốc và sản phẩm không kê toa mà con bạn đang sử dụng, như vitamin, khoáng chất và các loại thảo dược bổ sung.

Tâm lý trị liệu
Ngoài thuốc, tâm lý trị liệu cũng rất quan trọng, liệu pháp này bao gồm:

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em bằng liệu pháp tâm lý

Chương trình huấn luyện các kỹ năng học tập và xã hội cho trẻ
Chương trình này là một phần quan trọng trong kế hoạch trị liệu cho tâm thần phân liệt ở trẻ. Những trẻ có rối loạn này thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ và có những vấn đề ở trường học. Bên cạnh đó, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ thường ngày như tắm rửa, mặc quần áo. Các kế hoạch trị liệu bao gồm việc xây dựng kỹ năng trong những lĩnh vực hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ khi có thể.