Mẹ không hoàn hảo

Chẩn đoán và điều trị dậy thì muộn

Dậy thì muộn đôi khi là vấn đề bình thường, đôi khi cần đến sự can thiệp của y khoa. Nếu cha mẹ và trẻ quá lo lắng về chuyện “chậm lớn” khi trẻ đang ở tuổi dậy thì, cha mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của con và tìm liệu pháp điều trị dậy thì muộn thích hợp với trẻ.

Chẩn đoán dậy thì muộn

Việc đầu tiên khi chẩn đoán đối với trẻ dậy thì muộn là bác sĩ sẽ cần thông tin về bệnh sử, sức khỏe, mức tăng trưởng tổng quát và quá trình dậy thì ở bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Kết hợp việc phát triển chậm với dậy thì muộn có thể chỉ ra một vài nguyên nhân, từ đó chiều cao của trẻ vị thành niên sẽ được theo dõi cẩn thận và so sánh với các kết quả trước.

Việc khám sức khỏe sẽ cần thiết để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào và để xác định giai đoạn phát triển trong quá trình dậy thì. Ngoài ra, các trẻ trai sẽ được kiểm tra sự phát triển của tinh hoàn bằng cách so sánh kích thước của tinh hoàn với một hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn. Ở các trẻ gái, buồng trứng và kích thước buồng trứng có thể được kiểm tra bằng siêu âm ổ bụng trong khung xương chậu.

Kết quả kiểm tra ban đầu sẽ cho biết trẻ cần làm những xét nghiệm nào. Những xét nghiệm dưới đây có thể thích hợp với vài bệnh nhân nhưng bác sĩ sẽ là người quyết định cái nào là thích hợp nhất.

Chẩn đoán dậy thì muộn

Cách điều trị dậy thì muộn hiệu quả

Thông thường, khi dậy thì muộn, trẻ trai sẽ tìm đến việc điều trị y khoa nhiều hơn là trẻ gái, do trẻ lo lắng việc mình thấp bé hơn các bạn đồng trang lứa. Nếu bác sĩ không tìm thấy vấn đề nào về sức khỏe thì các trẻ vị thành niên không cần điều trị và dần dần bản thân sẽ bắt đầu phát triển. Bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của trẻ.

Nếu trẻ vị thành niên có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyên trẻ đến gặp bác sĩ nội tiết nhi, một chuyên gia về phát triển và dậy thì. Và nếu trẻ dậy thì trễ do một bệnh mạn tính thì trước tiên cần tập trung vào điều trị bệnh.

Liệu pháp hormone thường dành riêng cho những trường hợp thật sự thiếu hụt hormone kích thích tuyến sinh dục và trong các trường hợp tinh hoàn hoặc buồng trứng không thực hiện được chức năng của mình (như trong hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner) hay bất kỳ sự tổn thương vĩnh viễn nào của tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Liệu pháp hormone:
Estrogen hoặc testosterone có thể thúc đẩy quá trình dậy thì. Trong vài trường hợp (khi tuyến yên hoạt động không đủ tốt), hormone tăng trưởng có thể là cách giải quyết thích hợp. Bác sĩ nội tiết sẽ giúp trẻ vị thành niên hiểu sự phù hợp của từng cách điều trị đối với trường hợp của mình.

Cách điều trị dậy thì muộn hiệu quả

Phản ứng phụ của việc điều trị bằng hormone thường nhẹ hoặc không có phản ứng phụ. Testosterone có thể gây nổi mụn trứng cá hoặc thay đổi ham muốn tình dục, trong khi đó, estrogen và progesterone có thể gây những triệu chứng nhẹ trong thời gian hành kinh như căng ngực, thay đổi tâm trạng.