Mẹ không hoàn hảo

Chẩn đoán và điều trị rối loạn vận động rập khuôn ở trẻ

Rối loạn vận động rập khuôn (một dạng rối loạn hành vi) ở trẻ được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của các trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó.

Chẩn đoán rối loạn vận động rập khuôn thế nào?

Rối loạn vận động rập khuôn – một dạng rối loạn hành vi – là tình trạng trẻ có những vận động lặp đi lặp lại, thường có nhịp điệu và không có mục đích.

Trẻ nhỏ hiếm khi che giấu những triệu chứng của rối loạn vận động rập khuôn, nhưng trẻ lớn hơn thì có thể sẽ giấu chúng, và dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng có lẽ là sự tổn thương về cơ thể mà trẻ tự gây ra (da bị chảy máu, móng tay bị cắn). Thường thì các bậc cha mẹ sẽ đề cập đến những dấu hiệu cử động rập khuôn này khi bác sĩ tiến hành xem xét về rối loạn hành vi của trẻ.

Nói với bác sĩ về những cử động rập khuôn của trẻ

Khó khăn trong việc đưa ra chẩn đoán cho rối loạn vận động rập khuôn đó là bác sĩ phải phân biệt nó với những rối loạn khác cũng có biểu hiện cử động rập khuôn và theo nhịp điệu. Và để chẩn đoán rối loạn này, các dấu hiệu của trẻ phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

Định nghĩa này của rối loạn vận động rập khuôn loại trừ được nhiều người có biểu hiện cử động rập khuôn mà nguyên nhân xuất phát do rối loạn tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển lan tỏa khác. Đồng thời cũng loại trừ những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế – tình trạng mà các vận động mang tính nghi thức và thực hiện theo những nguyên tắc, mẫu hình cứng nhắc.

Ngoài ra, các rối loạn cụ thể như Trichotillomania (chứng nghiện giật tóc) không thuộc phạm vi chẩn đoán của rối loạn hành vi này, và cũng không tương thích với hành vi tự kích thích phát triển ở trẻ nhỏ, như là mút ngón tay, lắc lư thân mình hoặc hành vi đập đầu tạm thời ở trẻ nhỏ.

Điều trị rối loạn vận động rập khuôn có khó?

Mục tiêu của trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó. Môi trường xung quanh trẻ cần được thay đổi nhằm làm giảm nguy cơ gây tổn thương. Ví dụ như, với trẻ có triệu chứng hay đập đầu thì cần được đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tránh khỏi những chấn thương đầu.

Các phương pháp trị liệu phổ biến nhất được dùng cho những trẻ mắc rối loạn vận động rập khuôn là các liệu pháp, mà mục tiêu của chúng hướng đến việc làm giảm yếu tố căng thẳng gây ra những cử động rập khuôn và nhằm thay đổi hành vi.

Đối với trẻ có hành vi tự bóc da hoặc tự đánh mình thì có thể được dạy giữ tay trong túi quần mỗi khi trẻ cảm nhận được sự thôi thúc phải thực hiện hành động đó. Các kỹ thuật thư giãn (kỹ thuật hít thở, thiền định…) cũng được sử dụng nhằm giúp trẻ chống lại những thôi thúc này.

Trẻ mắc rối loạn vận động rập khuôn cũng được khuyến khích thực hiện các kỹ thuật thư giãn như hít thở, thiền định,…

Một phương pháp phổ biến khác có thể áp dụng được cho trẻ là sử dụng những nguyên tắc khen thưởng và trừng phạt để giúp trẻ giảm các cử động rập khuôn không phù hợp, đồng thời gia tăng các hành vi thích hợp của trẻ.

Trong một số trường hợp, các loại thuốc chống trầm cảm như Luvox, Prozac và Zoloft (các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, hoặc SSRIs), hay Anafranil (một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng) cũng có thể đem lại hiệu quả đối với rối loạn hành vi này ở trẻ.

Phòng ngừa rối loạn vận động rập khuôn

Mặc dù vẫn chưa tìm được cách để phòng ngừa rối loạn vận động rập khuôn, nhưng các bác sĩ gợi ý rằng, việc nhận biết và xử lý các triệu chứng ngay lần đầu tiên chúng xuất hiện có thể làm giảm bớt nguy cơ tự làm tổn hại bản thân.