Sức khỏe

Chấn thương đầu ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Trẻ em thường rất hiếu động nên việc chấn thương đầu trong lúc vui chơi là chuyện khó tránh khỏi. Nhưng có cách nào giúp bé phòng tránh những chấn thương ở đầu không?

Hôm kia bố con tớ chơi trò kéo co, vô ý thế nào tớ lại buông tay ra lúc đang kéo, thế là theo quán tính, đầu tớ va vào tường cái “binh”, sau gáy u lên một cục bầm to tướng. Trong khi tớ ngồi khóc ngon lành thì bố mẹ vội xuýt xoa, vỗ về. Mẹ tớ cằn nhằn do lỗi của bố càng làm tớ được phen nhõng nhẽo và khóc rống lên thật to! Mẹ vội vã xức dầu gió lên chỗ u và chở tớ đi khám bác sĩ liền ngay trong ngày vì sợ có máu bầm và ảnh hưởng tới não.

Bố mẹ kỹ tính quá đi, tớ đã hết đau rồi mà, nhưng tại làm nũng khiến mọi người một phen hết vía thôi! Nhưng ở đâu không sao chứ chấn thương ở đầu là không có giỡn chơi được đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao chấn thương đầu lại là chấn thương nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý nhé!

Chấn thương đầu là gì?

Chấn thương đầu là bất kỳ chấn thương nào ở vùng da đầu, xương sọ hoặc não. Chấn thương có thể chỉ là một vết sưng nhỏ trên hộp sọ hoặc là một chấn thương não nghiêm trọng.

Nguyên nhân phổ biến của chấn thương đầu bao gồm:

Tai nạn ở nhà, ngoài trời hoặc trong khi chơi thể thao; bé bị té; bị đánh hoặc bị tai nạn giao thông. Chấn thương đầu gồm 2 loại là:

  • Chấn thương bên ngoài: Thường chỉ ảnh hưởng đến da đầu.
  • Chấn thương bên trong: Có thể là chấn thương hộp sọ, các mạch máu trong hộp sọ hoặc não.

Chan thuong dau o tre em nguy hiem nhu the nao hinh anh

Chấn thương đầu ở trẻ

May mắn thay, hầu hết bé bị té ngã hoặc đầu bị va đập chỉ bị tổn thương da đầu mà thôi, điều này thường làm bé sợ hãi chứ không thực sự nguy hiểm.
Chấn thương đầu có thể gây chảy máu/ xuất huyết ở:

  • Các mô não
  • Bề mặt của não (như xuất huyết dưới màng nhện, tiếng Anh là subarachnoid hemorrhage, hiện tượng chảy máu từ một động mạch bị thương tổn trên bề mặt não. Hay tụ máu dưới màng cứng (subdural hematoma), hoặc tụ máu ngoài màng cứng (extradural hematoma) là tụ máu trong khoang giữa hộp sọ và màng bảo vệ bên ngoài của não.

Phòng ngừa chấn thương đầu cho con như thế nào?

Việc bé bị chấn thương đầu là điều không mong muốn và đôi khi không thể tránh khỏi, tuy nhiên mẹ có thể áp dụng các hướng dẫn dưới đây để hạn chế rủi ro này cho con.

  • Nhà phải được thiết kế an toàn để phòng tránh tai nạn cho bé. Thiết kế song chắn cho tất cả các cửa sổ, giường ngủ, lan can cho cầu thang, tránh để em bé nhỏ một mình ở bục cao như giường, sofa và không để bé chạy nhảy một minh trên giường.
  • Đội nón bảo hiểm phù hợp cho bé khi đi xe máy, xe đạp, trượt ván, trượt tuyết và chơi các môn thể thao. Đội nón bảo hiểm thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương ở đầu cho bé.
  • Luôn sử dụng dây an toàn hoặc ghế an toàn cho bé khi di chuyển.
  • Khi bố hoặc mẹ vừa uống rượu bia thì không nên chở bé đi đâu cho an toàn.

Xem thêm: Biểu hiện của bé khi bị chấn thương đầu



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Head  injury. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/head_injury.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  2. Head injury – first aid. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000028.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  3. Preventing head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000130.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  4. Concussion. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/concussion/signs_symptoms.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  5. Pediatric Head Trauma. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/907273-overview>. [Ngày 27 tháng 11 năm 2014].
  6. Head Injury/Concussion. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  7. Treating minor head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/first-aid/treating-minor-head-injuries-in-children>. [Ngày 04 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com