Nuôi con

Những điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Chăm sóc trẻ sơ sinh mà đặc biệt là trẻ sinh non quả thực không dễ dàng chút nào. Dưới đây là một số thông tin bổ ích và cần thiết mà các mẹ có thể tham khảo khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà để đảm bảo sự phát triển về thể chất và tâm lý của con mình được bình thường như các trẻ khác.

Quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ sinh non

Sau khi xuất viện, bạn nên đưa bé đến phòng khám bác sĩ của gia đình hoặc phòng khám tư. Tại đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà – cách theo dõi cân nặng và tình hình sức khỏe của bé tại nhà.

Chế độ dinh dưỡng

Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non. Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bạn bổ sung các vitamin, chất sắt, và một công thức pha chế đặc biệt nếu như bé bú bình.

Trẻ sinh non thường cần phải bổ sung một số loại vitamin cần thiết để có thể lớn nhanh và khỏe mạnh. Bé cũng cần được bổ sung thêm sắt trong vòng 4 tháng đầu đời để có thể dự trữ được lượng sắt cần thiết trong cơ thể như các trẻ sinh bình thường khác. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn có thể  khuyên bạn tiếp tục bổ sung sắt cho bé đến khoảng một năm sau hoặc hơn.

chia-se-cach-cham-soc-tre-sinh-non-tai-nha-me-nen-biet-p1-hinh-anh1

Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà nhé

Theo dõi quá trình phát triển của trẻ

Bé của bạn có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng như những bé khác trong vòng 2 năm đầu đời và thường có kích thước nhỏ hơn trong thời gian này. Sau đó, một số bé có thể tăng trưởng rất nhanh và sẽ bắt kịp các trẻ đủ tháng chỉ sau một khoảng thời gian.

Các bác sĩ sẽ sử dụng một biểu đồ đặc biệt dành cho trẻ sinh non để đánh giá tốc độ phát triển của bé. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn thêm một số chi tiết như: bé ở nhà có hiếu động không, khi nào thì bé bắt đầu biết ngồi và biết bò. Thực ra thì đây là những thông tin cơ bản mà bất kỳ chuyên gia nào cũng cần nắm rõ, không phải chỉ riêng với trẻ sinh non mà cả những trẻ đủ tháng bình thường.

Sự phát triển về thị giác và thính giác của trẻ sinh non

Thị giác

Những trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc tật lác mắt (lé mắt) nhiều hơn so với trẻ đủ tháng. Thông thường, hội chứng này thường sẽ tự khỏi khi bé lớn lên.

Tuy nhiên, bác sĩ theo dõi vẫn sẽ để nghị bạn đưa con đi khám thêm với chuyên gia nhãn khoa nếu bé gặp phải vấn đề này.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) cũng là một bệnh về mắt phổ biến ở các trẻ này. Các mạch máu của những trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ phát triển hơi bất thường một chút.

Tuy nhiên ROP chỉ xuất hiện ở những bé cực kỳ thiếu tháng, từ tuần thứ 32 của thai kỳ trở về trước. Nếu bé bị ROP, bác sĩ sẽ đề nghị bạn đưa bé đi khám mắt thường xuyên để chữa trị nhằm ngăn chặn tình trạng mất thị lực cho bé.

Thính giác

Trẻ sinh non cũng thường gặp phải nhiều vấn đề về thính giác hơn bé sinh đủ tháng. Nếu bạn phát hiện thấy rằng bé có vẻ như không nghe được những lời bạn nói, hãy báo cáo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể tiến hành kiểm tra thính giác cho bé.

Mẹ cũng có thể tự kiểm tra khả năng nghe của bé bằng cách tạo ra thật nhiều tiếng ồn từ phía sau lưng hoặc hai bên. Nếu bé không quay đầu lại hoặc chồm người hướng về phía âm thanh phát ra thì có thể bé đang gặp vấn đề về thính giác và bạn nên báo lại cho bác sĩ biết.

chia-se-cach-cham-soc-tre-sinh-non-tai-nha-me-nen-biet-p1-hinh-anh2

Trẻ sinh non cũng thường gặp phải nhiều vấn đề thính giác hơn bé sinh đủ tháng

Một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sinh non

Giới hạn số lần đưa trẻ đi khám bệnh

Bạn nên giới hạn số lần đưa bé đến phòng khám của bác sĩ trong vài tuần đầu, nhất là với những bé vừa được xuất viện trong mùa lạnh.

Bởi vì tại phòng khám của bác sĩ thường có rất nhiều nguồn lây nhiễm siêu vi từ các bé khác, do đó bạn cần hẹn trước với bác sĩ để đến khám vào lúc đầu ngày, khi phòng khám vừa mới mở cửa hoặc có thể đề nghị được ngồi trong phòng chờ riêng thay vì ngồi ở khu vực chung cho mọi bệnh nhân.

Nên hỏi thêm bác sĩ về mức độ cách ly tiếp xúc của bé với những người xung quanh trong những tuần lễ đầu đời.

Tránh đến những nơi công cộng và cẩn thận với khách tới chơi nhà

Hệ miễn dịch của những trẻ sinh non thường rất yếu, do đó bé rất dễ bị lây nhiễm bệnh, gia đình cần chú ý đến cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà.

Chẳng hạn, bạn không nên đưa bé đến những nơi công cộng đồng thời cũng nên hạn chế khách đến chơi nhà, bất cứ ai bị bệnh đều không nên để tiếp xúc gần bé, không để mọi người hút thuốc trong nhà.

Ngoài ra bạn và mọi người trong gia đình cũng nên rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé.




  1. Caring for Your Premature Baby. Đọc thêm tại: <http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/caring-for-newborns/infant-care/caring-for-your-premature-baby.html >. [Ngày 8 tháng 1 năm 2016].
  2. Caring for your premature baby at home. Đọc thêm tại: <http://www.tommys.org/pregnancy/labour-and-birth/premature-birth/taking-your-baby-home/caring-for-your-premature-baby-at-home>. [ Ngày 8 tháng 1 năm 2016].
  3. Taking Your Preemie Home. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/newborn_care/preemie_home.html#>.  [Ngày 8 tháng 1 năm 2016].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com