Mẹ không hoàn hảo

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà mẹ nên biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc đầy khó khăn và áp lực. Đặc biệt với trẻ sinh non, bạn lại cần phải thận trọng và có cách chăm sóc trẻ sinh non chu đáo hơn nữa. Để đảm bảo sự phát triển của con được diễn ra bình thường, mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

1. Chăm sóc trẻ sinh non theo phương pháp Kangaroo

Chăm sóc trẻ sinh non theo phương pháp Kangaroo, hay còn gọi là phương pháp tiếp xúc da – kề – da, rất có lợi trong chăm sóc những tuần đầu. Hầu hết các nhân viên y tá và điều dưỡng tại khoa chăm sóc đặc biệt đều khuyến khích và hướng dẫn cha mẹ sử dụng phương pháp này cho trẻ sinh non trước khi cho bé xuất viện.

Nghiên cứu khoa học cho thấy phương pháp này có thể giúp bồi dưỡng mối quan hệ gắn bó hay tình cảm ruột thịt, kích thích mẹ tiết nhiều sữa hơn và góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của bé.

Phương pháp Kangaroo rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần đặt bé lên ngực và nghiêng đầu bé sang hai bên, để tai bé có thể nghe được tiếng tim đập của bạn. Mẹ có thể chỉ cần mặc cho bé một chiếc tã lót mà thôi, tuy nhiên cần đảm bảo rằng căn phòng của bạn phải đủ ấm nhé.

2. Cho trẻ sinh non ăn như thế nào?

Trong những tháng đầu tiên, hầu hết trẻ sinh non đều cần được cho bú/ ăn khoảng 8-10 lần mỗi ngày. Chú ý đừng để thời gian giữa các cữ ăn lâu hơn 4 giờ hoặc để cho bé có dấu hiệu thiếu nước. Nếu trung bình một ngày bé thay tã từ 6-8 lần thì chứng tỏ rằng con bạn đã được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết.

Trẻ sinh non thường hay bị ọc sữa sau khi bú. Điều này hoàn toàn bình thường, miễn là cân nặng của bé vẫn tăng đều. Bạn cũng nên báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bé có dấu hiệu ngừng tăng cân hoặc sụt cân.

Trong những tháng đầu, hầu hết trẻ đều cần được cho bú/ ăn khoảng 8-10 lần mỗi ngày

Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho bé ăn thức ăn đặc sau 4-6 tháng, tính từ ngày dự sanh chứ không phải ngày bé chào đời. Tuy nhiên, các trẻ sinh non thường chưa phát triển hoàn chỉnh như bé đủ tháng, nên bé cần có một khoảng thời gian lâu hơn để hoàn thiện khả năng nhai nuốt thức ăn.

Nếu bé gặp phải một số vấn đề về sức khỏe khác, bác sĩ sẽ đề xuất một chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non đặc biệt.

3. Giúp trẻ sinh non ngủ ngon

Trẻ sinh non sẽ ngủ nhiều hơn các trẻ sơ sinh bình thường khác nhưng các giấc ngủ lại ngắn hơn. Trong những tháng đầu bé rất hay đói bụng vào ban đêm (trẻ càng nhẹ cân thì nhu cầu bú càng cao). Đó là lý do tại sao bé thường không ngủ nhiều vào ban đêm.

Do vậy bạn cần có cách chăm sóc trẻ sinh non thích hợp để đảm bảo bé ngủ đủ giấc, chẳng hạn cho bé ăn đủ no, ngủ ở nơi yên tĩnh và có ánh sáng mờ.

Các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến một hội chứng rất nguy hiểm là Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) – một hội chứng có thể xảy ra trong lúc trẻ đang ngủ, thường gặp trong vòng 6 tháng đầu đời. Những trẻ sinh non có nguy cơ mắc phải hội chứng này cao hơn so với trẻ đủ tháng.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chứa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này, nhưng may mắn là chúng ta đã tìm ra được một số cách thức để có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải hội chứng này. Kể từ khi các hướng dẫn dưới đây được công bố rộng rãi vào năm 1991, số lượng trẻ em tử vong do hội chứng này SIDS đã giảm đáng kể:

Cách chăm sóc trẻ sinh non như thế nào?

4. Tiêm chủng cho trẻ sinh non

Việc tiêm chủng cho trẻ sinh non cũng được thực hiện cùng thời điểm với các bé sinh đủ tháng. Con của bạn có thể sẽ cần phải tiêm một mũi vacxin ngừa bệnh cúm vào lúc 6 tháng tuổi; vì so với các bé bình thường, trẻ sinh non sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cúm cao hơn rất nhiều.

Đồng thời các thành viên trong gia đình cũng nên chích ngừa cúm để bảo vệ bé khỏi bị lây nhiễm cúm từ những người thân.