Chăm sóc bà bầu

Chia sẻ cách điều trị trầm cảm khi mang thai

Nhiều mẹ bị bệnh trầm cảm khi mang thai nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ đó chỉ là những thay đổi cảm xúc tạm thời khi mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, việc chủ quan với bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nữa mẹ ạ!

Trầm cảm khi mang thai – Tình trạng khá phổ biến

Khoảng hơn 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở phải đối mặt với bệnh trầm cảm nên mẹ hoàn toàn không cô đơn trong trận chiến này. Nhưng may mắn cho mẹ và những bà mẹ cùng cảnh ngộ khác là nếu được điều trị đúng thì phụ nữ bị bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể mang thai một cách bình thường.

Quyết định sử dụng biện pháp điều trị nào cho căn bệnh trầm cảm khi mang thai là một hành động đòi hỏi sự tinh tế, đặc biệt là trong quá trình lựa chọn thuốc. Hãy làm việc và trao đổi với các chuyên gia tâm lý và bác sĩ sản phụ để cân nhắc về những nguy cơ và lợi ích khi quyết định dùng hay không dùng thuốc đó khi đang mang thai mẹ nhé!

>> Giúp mẹ tìm kiếm bác sĩ và phòng khám phụ sản chất lượng chỉ trong nháy mắt

Chia sẻ cách điều trị trầm cảm khi mang thai

Hãy trao đổi với các chuyên gia tâm lý và bác sĩ nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai

>> Tìm hiểu rõ các triệu chứng bị trầm cảm khi mang thai 

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm khi mang thai

Đối với nhiều người, khi mới bắt đầu, các hormone thai kỳ có thể gây ra những tổn thương về trạng thái tâm lý ở mẹ. Ngay cả khi mẹ chưa từng phải đối mặt với những tâm trạng rối loạn, trầm cảm hay các chấn thương tâm lý khác cũng có thể trải qua những thay đổi về cảm xúc một cách tự nhiên khi mẹ đang mang thai.

Tuy nhiên, đối với những mẹ có tiền sử bị trầm cảm thì rủi ro mắc phải những cơn trầm cảm trong lúc mang thai và trầm cảm sau sinh cao hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với những phụ nữ nào dừng uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai.

Thêm nữa, nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai mà không tiến hành điều trị không chỉ ảnh hưởng tới mình mẹ (và những người xung quanh) mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi nữa đấy.

Người mẹ bị mắc bệnh trầm cảm có thể không ăn ngon, ngủ yên hay dành sự quan tâm nhiều cho thai nhi và họ có thể hút thuốc, uống rượu. Một hay tất cả các tác nhân đó, kết hợp với các ảnh hưởng suy nhược do lo lắng và căng thẳng quá mức đều có liên quan tới khả năng tăng rủi ro sinh non, nhẹ cân và chỉ số Apgar thấp (chỉ số đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh) trong một số nghiên cứu.

Điều trị trầm cảm khi mang thai có thể giúp mẹ kiểm soát bệnh trong thời gian mang thai, đồng thời cũng cho phép mẹ có thể nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi phát triển tốt hơn.

Cùng mẹ vượt qua chứng trầm cảm khi mang thai

Điều trị trầm cảm bằng thuốc

Mẹ bị trầm cảm khi mang thai nên suy nghĩ kỹ (và dĩ nhiên tham khảo ý kiến bác sĩ nữa) trước khi cân nhắc có nên ngưng uống thuốc điều trị trầm cảm hay không. Bác sĩ sẽ giúp đỡ mẹ rất nhiều trong việc lựa chọn loại thuốc chống trầm cảm nào là phù hợp nhất với mẹ thời điểm này – đó có hoặc không phải là loại thuốc mà mẹ đang dự định dùng.

Một số loại thuốc an toàn hơn những loại khác và một số lại không được khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ có thể đưa cho mẹ những thông tin mới nhất vì chúng luôn thay đổi.

Wellbutring thường được biết đến như là một sự lựa chọn tốt trong thời gian mang thai. Prozac, Paxil, Zoloft và các chất ngăn chặn sự thu hồi serotonin khác (SSRI) rất ít gây rủi ro cho thai nhi và vì thế cũng có thể là sự lựa chọn tốt.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ mang thai dùng Prozac có thể có nhiều khả năng sinh sớm và trẻ sơ sinh tiếp xúc với Prozac và các chất SSRI khi còn nằm trong tử cung có thể phải trải qua các triệu chứng ngưng thuốc ngắn hạn (thường không kéo dài quá 48 giờ), bao gồm quấy khóc, run rẩy, các vấn đề về giấc ngủ dữ dội và khó chịu đường tiêu hóa ngay sau sinh.

Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng không nên ngăn các mẹ mang thai uống Prozac (hay các SSRI khác) nếu cơn trầm cảm không thể được điều trị hiệu quả bằng các cách khác, vì không điều trị trầm cảm có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của mẹ.

Bác sĩ phụ sản cùng với các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể đưa ra những loại thuốc tốt nhất nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai, vì vậy hãy thảo luận và trao đổi về những lựa chọn này với họ.

Chia sẻ cách điều trị trầm cảm khi mang thai hình ảnh 2

Điều trị trầm cảm khi mang thai bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị trầm cảm bằng các liệu pháp khác

Mẹ cũng nên nhớ rằng, các phương pháp điều trị không cần dùng thuốc đôi khi cũng có thể giúp kiểm soát các cơn trầm cảm. Dùng liệu pháp tâm lý có thể mang lại hiệu quả riêng lẻ hay dùng kết hợp với thuốc.

Các liệu pháp khác đôi khi có thể hữu dụng khi dùng phối hợp với thuốc như liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng (bright light therapy) và phương pháp tiếp cận CAM (complementary and alternative medicine – sử dụng thuốc thay thế và bổ sung).

Tập thể dục (giúp giải phóng ra endorphin giúp có cảm giác tốt), thiền (có thể giúp kiểm soát căng thẳng), và kiểm soát khẩu phần ăn (duy trì lượng đường huyết bằng các bữa ăn thông thường và các bữa ăn nhẹ và hấp thu nhiều axit béo omega-3 có thể giúp tâm trạng của mẹ được cải thiện),….

Đây là những biện pháp có thể giúp ích nhiều cho chương trình điều trị. Do đó, mẹ bị trầm cảm khi mang thai hãy trao đổi với bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc tâm lý nếu có những lựa chọn này mẹ nhé!




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Depression during pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.babycenter.com/0_depression-during-pregnancy_9179.bc?showAll=true>. [Ngày 18 tháng 03 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com