Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Bí quyết giúp mẹ giải quyết vấn đề hăm tã ở trẻ sơ sinh

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hàng trăm loại tã ra đời đã giúp các mẹ rất nhiều trong việc nuôi con. Nhưng đi đôi với sự tiện lợi vẫn có những sự cố không mong muốn, đó là tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị hăm tã khi bé bị hăm tã các mẹ nhé!

Hăm tã (ban tã) ở trẻ sơ sinh là gì?

Đó là tình trạng da bé đỏ ửng hay mọc những đốm nhỏ xung quanh vùng mông cũng là vùng bé mặc tã. Một vài dấu hiệu ban đầu giúp mẹ nhận biết bé bị hăm tã:

  • Bé có vẻ đau đớn và khóc khi bạn lau mông bé.
  • Bé khóc to khi bạn tắm vùng mông bé với nước ấm.
  • Bé cố gắng gãi vùng mông khi bạn vừa tháo tã.

chia-se-kinh-nghiem-xoay-quanh-van-de-ham-ta-o-tre-so-sinh-hinh-anh1

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là khi vùng mông bé bị đỏ ửng hoặc mọc những đốm nhỏ

Hăm tã có thể rất nhẹ, chỉ nổi vài nốt đỏ trong phạm vi nhỏ xung quanh bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể nặng hơn, xuất hiện cả những chỗ phồng rộp và lan rộng đến mông, bẹn và đùi. Tuy nhiên, tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh sẽ hết trong vòng 3-4 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây hăm tã thường là do bé mặc tã ướt hoặc tã dơ quá lâu. Thông thường, làn da mỏng manh của bé luôn được bảo vệ bởi một lớp dầu tự nhiên. Khi không được thay tã trong thời gian dài, da bé dễ bị cọ xát với tã, bị tấn công bởi nước tiểu bị phân hủy, men tiêu hóa, vi khuẩn trong phân. Ngay sau khi bề mặt da bị tổn thương, việc nhiễm nấm và vi khuẩn càng dễ dàng xảy ra hơn. Với hầu hết các bé, vùng đùi, bụng dưới, bộ phận sinh dục dễ bị nhiễm nấm hơn vùng mông đít.

chia-se-kinh-nghiem-xoay-quanh-van-de-ham-ta-o-tre-so-sinh-hinh-anh2

Mặc tã ướt hoặc tã dơ quá lâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có khả năng bị hăm tã nhưng vì một lý do gì đó mà những trẻ được bú mẹ thường ít bị hăm tã hơn so với những trẻ khác.
Hăm tã xuất hiện nhiều nhất ở trẻ từ 8 -10 tháng tuổi hoặc khi hội đủ các điều kiện như là:

  • Khi bé không được giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo.
  • Khi bé bị tiêu chảy.
  • Khi bé bắt đầu ăn dặm (có thể do việc thay đổi quá trình tiêu hóa thức ăn)
  • Khi bé bị ốm và phải dùng thuốc kháng sinh (Những loại thuốc này thường tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây viêm da)

chia-se-kinh-nghiem-xoay-quanh-van-de-ham-ta-o-tre-so-sinh-hinh-anh3

Bé nên được bôi thuốc sau khi đã rửa sạch và lau thật khô da

Mách mẹ bí quyết chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số gợi ý trong cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:

  • Kiểm tra tã lót của bé thường xuyên, ngay trước và sau khi bé ăn xong.
  • Lau rửa sạch sẽ bằng nước ấm vùng mặc tã, thấm khô và để một lúc cho thoáng và thay tã ngay sau khi bé ị. Nếu ở nhà, cố gắng tránh sử dụng loại khăn ướt có hóa chất vì có thể gây kích ứng cho da bé nhiều hơn.
  • Thay tã cho bé thường xuyên hơn.
  • Có thể cho bé mặc tã vải và hạn chế mặc quần lót nilon để hút ẩm tốt hơn
  • Nếu có thể, thỉnh thoảng nên để bé thoáng khí hoặc bỏ tã lót. Hồi xưa các bé toàn mặc quần thủng đít, không đóng bỉm, cứ ị đái là rửa ráy thay quần nên có mấy bé bị hăm tã như bây giờ. Khi sử dụng quần nilon hay tã dùng một lần bó chặt quanh chân và eo bé, bố mẹ nhớ mặc thế nào để không khí vẫn có thể lưu thông dễ dàng vào trong bỉm.
  • Nếu hăm tã vẫn xuất hiện mặc dù bạn đã nỗ lực áp dụng cách trên thì hãy sử dụng thuốc mỡ hay kem chống hăm để ngăn ngừa những kích ứng từ phân và nước tiểu. Bé nên được bôi thuốc sau khi đã rửa ráy và lau thật khô da, kể cả những vùng có nếp gấp.

chia-se-kinh-nghiem-xoay-quanh-van-de-ham-ta-o-tre-so-sinh-hinh-anh4

Bé có thể bị hăm tã do nhiễm nấm

Bé bị hăm tã, khi nào nên đưa bé đến bác sĩ?

Bé bị hăm tã là tình trạng khá phổ biến, chẳng còn xa lạ với các mẹ nuôi con, nhưng nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay nhé!

  • Hăm tã lan đến vùng bụng, lưng, tay và mặt
  • Vùng bị hăm tã có nhiều mụn nhọt có hoặc không có nhân, đôi khi có lở loét và mủ vàng
  • Bé bị sốt
  • Bé nhỏ hơn 6 tuần tuổi
  • Hăm tã khi điều trị đúng cách thường sẽ lặn bớt dần sau 2-3 ngày mà thôi. Nếu kéo dài, bố mẹ có thể cho bé đi khám và được tư vấn cẩn thận hơn vì có thể bé đã bị hăm tã do nhiễm nấm (yeast), thường là chủng Candida albicans.
  • Vùng phát ban trên da lúc này thường được phân cách rõ rệt hơn và có màu đỏ đậm gần như màu thịt bò, viền của đốm phát ban cũng nổi cao hơn một chút so với vùng da xung quanh, thỉnh thoảng da cũng bong tróc.
  • Để biết bé có bị nấm hay không, bác sĩ sẽ lấy mẫu ở vùng bị hăm tã để soi dưới kính hiển vi để kết luận chính xác. Viêm da do nấm thường phức tạp và khó chữa trị hơn, phụ huynh KHÔNG nên tự ý bôi bất cứ loại thuốc nào cho bé. Một số bé có thể bị hăm tã do nhiễm Candida và nhiễm candida miệng cùng một lúc. Khi bú mẹ, bé có thể làm lây nhiễm cho vùng núm/ quầng vú mẹ. Vì vậy, nếu con đi khám bị nhiễm Candida cả vùng miệng, mẹ cũng nên khám cùng để tránh tái phát bệnh cho con.



  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Kiến thức cơ bản về chứng hăm tã. Tham khảo tại: <http://web.kao.com/vn/merries/babycare/disperrash/01.html>. [Ngày 14 tháng 10 năm 2014]
  3. Fenwick, E, 2012, Baby Care (101 Essential Tips), trans TV Do, Phu nu Publisher, Hanoi
  4. Yeast diaper rash. Tham khảo tại: <http://www.babycenter.com/0_yeast-diaper-rash_10913.bc>. [Ngày 16 tháng 10 năm 2014]
  5. Yeast skin in rash. Tham khảo tại: <http://www.emedicinehealth.com/yeast_infection_skin_rash/article_em.htm>. [Ngày 16 tháng 10 năm 2014]
  6. Diaper rash. Tham khảo tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000964.htm>. [Ngày 16 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com