Mẹ không hoàn hảo

Cho trẻ ăn dặm đúng cách như thế nào

Khi trẻ tới tuổi ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách và nắm vững những thực phẩm nào nên tránh và loại nào chỉ nên ăn nếu trẻ đủ tuổi các mẹ nhé!

Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc nên cho con ăn gì và cần hạn chế thực phẩm nào trong thời kỳ ăn dặm để tránh dị ứng, điều đó khiến nhiều mẹ hoang mang khi đi tìm đáp án đúng.  Để đảm bảo, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có bất cứ quyết định nào về những thực phẩm được cho rằng có nguy cơ gây dị ứng.

Nhiều ý kiến bất đồng

Năm 2008, các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra danh sách những thực phẩm trẻ không nên ăn cho đến khi đạt được một độ tuổi nhất định. Danh sách này bao gồm: lòng trắng trứng, bơ đậu phộng, các loại động vật có vỏ (như sò, ốc), các loài động vật giáp xác (như tôm, cua) và các loại quả họ cam, quýt. Tuy nhiên, đến năm 2012, danh sách này bắt đầu gặp nhiều tranh cãi.

Nhiều ý kiến bất đồng về thực đơn ăn dặm cho trẻ

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với bác sĩ Jatinder Bhatia, một chuyên gia về trẻ sơ sinh và là chủ tịch Ủy ban Dinh dưỡng của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ông cho rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng một chuỗi thức ăn này lại tốt hơn so với một chuỗi thức ăn khác”.

Năm 2008, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo lâm sàng có tên gọi “Ảnh hưởng của sự can thiệp dinh dưỡng sớm đến sự phát triển bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ em: Vai trò của việc giới hạn chế độ ăn uống, cho trẻ bú bằng sữa mẹ, thời điểm cho trẻ ăn dặm và sữa công thức thủy phân”.

Từ khi báo cáo lâm sàng này được công bố, rất nhiều người tin rằng không cần thiết phải tránh hoặc hoãn bất kỳ loại thực phẩm nào khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cả báo cáo này và những báo cáo khác từ năm 2008 đều không hề khuyến cáo rằng có thể cho trẻ ăn dặm tất cả các loại thức ăn đặc trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy sự trì hoãn cho trẻ ăn dặm và bất kỳ sự can thiệp dinh dưỡng nào sau 6 tháng tuổi có thể ngăn ngừa bệnh dị ứng.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Trên thực tế, nhiều bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên mẹ thận trọng, trong khi một số bác sĩ khác lại bật đèn xanh cho tất cả các loại thực phẩm ở mọi độ tuổi. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về những thực phẩm được cho rằng có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.

Một ví dụ ở đây là đậu phộng – chúng chưa được chứng minh là an toàn với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, đồng thời cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng không an toàn cả. Và đến năm 2009, một nghiên cứu về đậu phộng đã khiến cộng đồng y tế cần phải suy nghĩ lại về loại thực phẩm này, đó là nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ có tên “Ăn đậu phộng sớm trong giai đoạn sơ sinh có liên quan đến tỉ lệ dị ứng đậu phộng thấp”.

Nghiên cứu này cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Israel ít bị dị ứng đậu phộng hơn ở Khối liên hiệp Anh, và lý do đưa ra là vì trẻ em Israel được cho ăn đậu phộng ở giai đoạn ăn dặm. Như thế có nghĩa là theo nghiên cứu này, mức tiêu thụ đậu phộng ở trẻ sơ sinh và bệnh dị ứng đậu phộng tỉ lệ nghịch với nhau.

Tuy nhiên, cho đến gần đây, việc tránh ăn đậu phộng ở trẻ nhỏ và cả mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú vẫn được khuyến cáo tại Mỹ.

Những thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Phải cho trẻ ăn dặm đúng cách và đúng thực phẩm

Dưới đây là danh sách những thực phẩm được cho là có thể gây ra rắc rối cho trẻ, trong trường hợp bố mẹ quan tâm. Nhiều thực phẩm được liệt kê trong danh sách này không phải vì chúng có khả năng gây dị ứng mà vì nguy cơ về các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:

Những thực phẩm chỉ nên ăn nếu bé đủ tuổi

Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách với những loại thực phẩm phù hợp và đúng độ tuổi thì sự phát triển trí não, thể trạng của trẻ sẽ tốt hơn và trẻ cũng có sức đề kháng mạnh hơn.

Danh sách những thực phẩm trẻ chỉ nên ăn khi đạt đến một độ tuổi nhất định: 

Mật ong
(không gây dị ứng nhưng có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi).
Sau 1 tuổi
Bơ đậu phộng (quét lớp rất mỏng vào bánh mì chứ không nên cho trẻ ăn cả muỗng bơ đậu phộng. Việc nên cho ăn thức ăn này hay không vẫn còn tranh cãi do nguy cơ gây hóc nghẹn ở trẻ cao). Sau 1 tuổi
Các loại hạt
Phải rất để ý khi cho ăn vì có thể gây nghẹt thở. Tốt hơn hết để sau 3 tuổi vẫn an toàn hơn. Khi bé còn nhỏ hơn, mẹ nên nghiền nát nếu muốn cho con ăn.
Sau 1 tuổi
Cam quýt hoặc các loại quả có tính axit khác
Không gây dị ứng nhưng có thể.Lưu ý: một ít chanh hay nước ép thơm trong hỗn hợp trái cây nghiền có thể không gây ra vấn đề gì cho trẻ, nhưng cả hỗn hợp cam hoặc thơm xay nhuyễn thì có thể gây phát ban và đau bụng do axit tuy không gây dị ứng.Cà chua không thuộc họ Cam quýt nhưng vẫn có tính axit.
Sau 1 tuổi
Dâu tây, mâm xôi và phúc bồn tử Sau 1 tuổi
Bắp/ Ngô
(đây là thực phẩm không chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể gây dị ứng).
Sau 1 tuổi
Lòng trắng trứng
Nếu một số bé không bị đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa sau khi ăn lòng trắng trứng thì bố mẹ có thể thử sau khi bé ăn dặm với trứng 1 tháng và không hề dị ứng.
Sau 1 tuổi
Sữa tươi nguyên kem
Lactose và protein trong sữa có thể gây dị ứng và đau bụng bởi chúng khó tiêu hóa (sữa chua và phô mai là trường hợp ngoại lệ). Sữa còn cản trở sự hấp thụ sắt – một khoáng chất rất quan trọng trong 1 năm đầu đời của trẻ.
Sau 1 tuổi
Lúa mì
Nhiều ý kiến cho rằng những trẻ không có vấn đề với gluten trong yến mạch/ lúa mạch hoặc không có tiền sử bị dị ứng lúa mì hay không dung nạp gluten thì có thể ăn các thực phẩm từ lúa mì (chẳng hạn như bánh mì nướng) khi đã được 8 tháng tuổi trở lên.
Sau 9 tháng tuổi
Nho
Không có nguy cơ gây dị ứng cao nhưng có thể khiến trẻ mắc nghẹn nên cha mẹ cần để ý rất cẩn thận.
Sau 10 tháng hoặc 1 năm tuổi
Động vật có vỏ/ Giáp xác (sò, ốc, tôm, cua)
Có nguy cơ gây dị ứng cao.
Sau 1 tuổi hoặc 2 tuổi

 

Toàn bộ các gợi ý này chỉ để tham khảo, để biết con nên ăn gì, không ăn gì, cha mẹ cần kết hợp với lịch sử dị ứng trong từng gia đình và tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng tại nơi mình đang ở nhé.