Sự kiện nổi bật

Chọc ối khi mang thai: Lợi ích hay rủi ro?

Một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa là tìm hiểu thủ thuật chọc ối. Thế nhưng, chọc ối khi mang thai có tốt không và khả năng rủi ro có cao? Lợi ích từ việc chọc ối khi mang thai và thời gian thích hợp để tiến hành thủ thuật là khi nào? Tất tần tật những vấn đề này sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới.

Chọc ối là gì?

Một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa là nước ối bao xung quanh bào thai có chứa các tế bào, hóa chất và vi sinh vật, đặc biệt, nó có thể cung cấp nhiều thông tin về em bé trong bụng như cấu tạo di truyền, tình trạng hiện tại và mức độ trưởng thành.

Do đó, chọc nước ối (trích xuất và kiểm tra một lượng nhỏ nước ối của mẹ) trong 3 tháng giữa thai kỳ được xem là một bước tiến quan trọng trong chẩn đoán tiền sản.

Chọc ối khi mang thai được chỉ định trong trường hợp nào?

Thông thường, mẹ bầu sẽ được đề nghị chọc ối khi rơi vào những trường hợp sau:

  • Kết quả xét nghiệm sàng lọc cho thấy những bất thường (sàng lọc kết hợp 3 tháng đầu thai kỳ, sàng lọc tích hợp, sàng lọc Quad/ Tripple hoặc siêu âm) và cần phải xét nghiệm nước ối để xác định thai nhi có thực sự bất thường hay không.
  • Mẹ lớn tuổi (thường trên 35 tuổi), chủ yếu để xác định xem thai nhi có mắc hội chứng Down hay không (nếu mẹ có kết quả xét nghiệm sàng lọc hoàn toàn bình thường, mẹ có thể từ chối đề xuất chọc ối khi mang thai mà bác sĩ yêu cầu nhưng trước đó hãy trình bày rõ lý do và lắng nghe lời tư vấn của bác sĩ).

choc-oi-khi-mang-thai-loi-ich-hay-rui-ro-hinh-anh1

Tuổi tác cũng liên quan đến chỉ định chọc ối khi mang thai đấy mẹ

  • Mẹ mang bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X, chẳng hạn như bệnh ưa chảy máu (trường hợp này nguy cơ mẹ truyền sang bé lên đến 50%). Hoặc bố mẹ đã có con bị bất thường nhiễm sắc thể (như hội chứng Down), rối loạn chuyển hóa hoặc thiếu hụt enzyme (như bệnh xơ nang).
  • Cả bố và mẹ đều mang rối loạn nhiễm sắc thể lặn di truyền, chẳng hạn như bệnh Tay-Sachs hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (trường hợp này tỷ lệ bố mẹ truyền sang bé là 1/4)
  • Bệnh của mẹ. Mẹ bị nghi ngờ mắc bệnh toxoplasma, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp,nhiễm virus cự bào hoặc các nhiễm trùng thai nhi khác.
  • Kiểm tra thai nhi. Chẳng hạn mẹ cần phải đánh giá sự trưởng thành của phổi thai nhi muộn trong thai kỳ.

Chọc ối khi mang thai được thực hiện như thế nào?

Mẹ được đặt nằm ngửa. Bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm xác định vị trí nhau thai, sau đó dùng một kim tiêm dài và rỗng đâm xuyên qua thành bụng vào tử cung để trích ra một lượng nhỏ nước ối.

Mẹ cũng có thể được tiêm thuốc gây tê cục bộ, tuy nhiên vì mũi tiêm này đau chả kém gì mũi tiêm chọc ối cả nên nhiều bác sĩ chọn cách không gây tê cho mẹ.

Vì được hỗ trợ bằng máy siêu âm nên nguy cơ vô tình đâm kim phải thai nhi là vô cùng ít mẹ nhé. Toàn bộ quá trình thực hiện bao gồm cả khâu chuẩn bị và siêu âm chỉ mất khoảng 30 phút mà thôi (thực tế, thời gian lấy nước ối chỉ mất không đến 1- 2 phút).

choc-oi-khi-mang-thai-loi-ich-hay-rui-ro-hinh-anh2

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa – Chọc ối

Nếu mẹ mang nhóm máu Rh âm, mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh (RhoGAM) sau khi chọc ối để chắc chắc không xảy ra các vấn đề liên quan đến Rh.

Thời gian thích hợp để tiến hành chọc ối

Chọc ối khi mang thai thường được thực hiện vào khoảng tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ, tuy nhiên cũng có lúc sớm hơn vào khoảng tuần 13 – 14 hoặc muộn hơn vào khoảng tuần 23 – 24. Mẹ sẽ nhận được kết quả chọc ối sau khoảng 10 – 14 ngày.

Thủ thuật này không chỉ được thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cũng có thể được chọc ối vào 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự trưởng thành của phổi thai nhi.

Chọc ối có chính xác và an toàn?

Mẹ biết không thủ thuật chọc ối khi mang thai có thể chẩn đoán (hoặc loại trừ) hội chứng Down chính xác đến 99% đấy.

Một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa là việc chọc ối vô cùng an toàn với tỷ lệ gây sẩy thai là 1/1600. Tuy nhiên, mẹ có thể bị chuột rút nhẹ trong khoảng vài giờ sau khi thực hiện. Một số bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nên nằm nghỉ đến hết ngày hôm đó, một số thì không.

Trường hợp mẹ bị chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối, mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ nhé. Nhưng thực tế, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra và thường sẽ hết sau khoảng vài ngày, tuy nhiên, nghỉ ngơi và quan sát cẩn thận vẫn rất cần thiết đấy mẹ ạ.




  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman, New York (p.63 – 66)
  2. Common Tests During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/pregnancy_and_childbirth/common_tests_during_pregnancy_85,P01241/>. [Ngày 17 tháng 01 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com