Sức khỏe

Chủ động tiêm vacxin thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà

Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh xảy ra khá phổ biến và rất dễ lây lan, chủ động tiêm phòng vacxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để phòng ngừa thủy đậu cho cả gia đình bạn.

Hầu như tất cả những người được tiêm ngừa vacxin thủy đậu sẽ có khả năng miễn nhiễm với bệnh này. Vacxin thủy đậu được bào chế từ các virus varicella-zoster còn sống nhưng đã được giảm độc tính. Mặc dù các virus trong vacxin thủy đậu không còn khả năng gây bệnh, chúng vẫn có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể miễn nhiễm với căn bệnh này

Chủ động tiêm vacxin thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà

Chủ động tiêm vacxin thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà

Tại sao chúng ta cần tiêm ngừa vacxin thủy đậu?

Đa số các ca thủy đậu đều tương đối nhẹ nhàng và chỉ kéo dài khoảng 5-10 ngày. Thế nhưng bệnh này cũng có thể trở nên rất trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của một số người, những đối tượng này thường bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh
  • Những người trưởng thành có hệ miễn dịch kém.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các biến chứng trầm trọng của bệnh thủy đậu; vì y khoa vẫn chưa có cách nào để dự báo chính xác tình trạng này.

Thêm một lý do vì sao chúng ta nên tiêm phòng thủy đậu nữa là bệnh này rất dễ lây lan và có thể truyền từ người này sang người khác qua đường không khí như ho hoặc hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ từ các nốt thủy đậu. Chính vì thế, trẻ em bị thủy đậu thường phải nghỉ học và bị cách ly khoảng 1 tuần hoặc hơn cho đến khi các nốt thủy đậu khô và đóng vảy lại.

Thông thường người bệnh sẽ bị nổi mẩn ngứa, những vết ban này sẽ hình thành khoảng 200-500 mụn nước trên khắp cơ thể; đau đầu; ho và mệt mỏi trong người. Do đó cho dù tình trạng bệnh có nhẹ thì bạn cũng sẽ phải chịu đựng các triệu chứng này từ 5-10 ngày.

Những ai nên tiêm ngừa vacxin thủy đậu?

Các chuyên gia khuyến nghị nên cho tất cả trẻ em dưới 13 tuổi nên tiêm ngừa vacxin này. Ngoài ra, các thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành chưa bị thủy đậu bao giờ cũng nên tiêm vacxin để phòng ngừa.

Những nhân viên y tế hoặc những người phải thường xuyên tiếp xúc với các cá nhân có hệ miễn dịch yếu cũng cần được tiêm vacxin để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ như bạn đang phải điều trị hóa trị thì những trẻ chưa được miễn nhiễm với bệnh thủy đậu xung quanh bạn sẽ cần phải tiêm vacxin này. Hoặc nếu bạn đang chuẩn bị công tác tại các khoa điều trị bằng phóng xạ và chưa bị thủy đậu bao giờ, bạn cũng nên tiêm ngừa vacxin này.

Những ai KHÔNG nên tiêm vacxin thủy đậu?

Nếu bạn đang bị ốm (từ vừa đến nặng) thì nên đợi cho đến khi khỏi hẳn rồi hãy tiêm vacxin thủy đậu. Những người có các phản ứng dị ứng với mũi tiêm thứ nhất cũng không nên tiêm tiếp mũi thứ hai.

Ngoài ra còn có một số đối tượng khác cũng không nên tiêm vacxin thủy đậu bao gồm:

Chủ động tiêm vacxin thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà hình ảnh 2

Phụ nữ mang thai là đối tượng không nên tiêm vacxin thủy đậu
  • Phụ nữ mang thai (vì khoa học vẫn chưa biết rõ vacxin này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào).
  • Những người bị dị ứng với gelatin (tuy nhiên hiện nay đã có phiên bản vacxin thủy đậu không chứa gelatin), hay neomycin.
  • Những người mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch.
  • Người đang sử dụng các thuốc có chứa steroids với liều lượng cao.
  • Bệnh nhân bị ung thư đang hóa trị, xạ trị hay dùng các loại thuốc.
  • Những người vừa được cấy ghép nội tạng hay được truyền máu trong vòng 5 tháng trước đó.

Có thể tiêm riêng vacxin thủy đậu hoặc tiêm đồng thời vacxin MMR (phòng ngừa sởi, quai bị, rubella) và vacxin thủy đậu. Kể từ năm 2005, tại Hoa Kỳ và một số nước phát triển, vacxin thủy đậu đã được gộp chung với vacxin 3 trong 1 phòng bệnh sởi-quai bị- rubella (MMR) thành một loại vacxin 4 trong 1 mới có tên gọi MMRV (Sởi-quai bị-rubella- thủy đậu). Tuy nhiên loại vacxin mới này vẫn chưa được cấp phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

Vacxin thủy đâu: VARILRIX/ VARIVAX ® Tiêm đồng thời Vacxin MMR & vacxin thủy đậu
Khả năng chủng ngừa Chủng ngừa thủy đậu Chủng ngừa được cả 4 bệnh: Sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
Chỉ định Trẻ trên 12 tháng tuổi, tiêm liều đầu tiên vào thời điểm từ 12-18 tháng tuổi, tiêm liều thứ 2 vào 4-6 tuổi.
Nếu trên 13 tuổi, tiêm 2 liều cách nhau 6-10 tuần
Tiêm vacxin MMR cùng với vacxin thủy đậu cùng một lần
Phản ứng phụ Phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm vacxin thủy đậu là vết tiêm bị đau và đỏ tấy xung quanh. Tỷ lệ này ở trẻ em là 1/5 trẻ; còn đối với thanh thiếu niên và người lớn là ¼.

Tỷ lệ phát ban ở trẻ em là 1/10 và ở người lớn là 1/20.
Rất hiếm khi xảy ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Khoảng 70 – 86% những người được tiêm vắcxin được bảo vệ khỏi bệnh thủy đậu.

Số trẻ bị sốt cao trên 39ºC trong vòng 42 ngày sau khi tiêm vacxin ít (khoảng 15/100 ca. Sau khoảng từ 5-12 ngày sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt).
Số trẻ bị sốt cao co giật trong vòng 5-12 ngày sau khi tiêm vacxin ít (khoảng 4/10.000 trẻ).

Vacxin thủy đậu có hiệu quả như thế nào?

Theo thống kê, có đến 9/10 trẻ đã được miễn nhiễm kể từ sau khi tiêm mũi vacxin thủy đậu đầu tiên. Mũi tiêm thứ hai được khuyến khích nhằm giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, vacxin này dường như kém hiệu quả hơn khi trẻ lớn lên. Chỉ có khoảng ¾ thanh thiếu niên và người trưởng thành đã tiêm vacxin duy trì được khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu. Có khoảng 2% trẻ em sau khi tiêm vacxin sẽ bị thủy đậu nhẹ, tức nổi khoảng 5-6 nốt mụn nước.
Do đó có một câu hỏi được đặt ra là nếu đây là một loại vacxin sống, tức các virus được sử dụng trong vacxin này tuy đã được giảm độc tính nhưng vẫn còn sống, thì liệu chúng vẫn có thể gây bệnh được không?

Một người đã được tiêm vacxin vẫn có khả năng bị thủy đậu, nhưng các triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn và sức khỏe của họ cũng sẽ nhanh chóng hồi phục hơn so với những người chưa tiêm vacxin lần nào. Trên thực tế có đến 90% những người đã tiêm ngừa vacxin thủy đậu sẽ không bao giờ mắc phải bệnh này nữa.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. MMR & Varicella Vaccines or MMRV Vaccine? Discussing the Options with Parents. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/combo-vaccines/mmrv/vacopt-factsheet-hcp.pdf>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2016].
  2. Chickenpox (Varicella) Vaccine. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/vaccines/chickenpox-varicella-vaccine?page=3>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2016].
  3. Chickenpox Vaccine. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/pages/chickenpox-vaccine.aspx>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2016].
  4. Chickenpox Vaccine Sode Effects. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/Conditions/vaccinations/Pages/chickenpox-vaccine-side-effects.aspx>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2016].
  5. Tờ thông tin sức khowe cộng đồng bang Massachusetts. Đoc thêm tại: <http://www.mass.gov/eohhs/docs/dph/cdc/factsheets/a-c/chickenpox-vt.pdf>. [Ngày 18 tháng 03 năm 2016].
  6. Chikenpox (Varicella) Vaccine. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/vaccines/chickenpox-varicella-vaccine?page=2>. [Ngày 18 tháng 03 năm 2016].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com