Nuôi con

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi cha mẹ ly hôn

Hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi cha mẹ ly hôn, vì việc cha mẹ chia tay ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Hãy nói chuyện với con một cách thẳng thắn khi cha mẹ đã thật sự chắc chắn về việc này rồi nhé.

Việc nói cho trẻ biết về vấn đề ly hôn của cha mẹ chắc hẳn không phải là một điều dễ dàng. Vị thành niên là độ tuổi đủ lớn để trẻ có thể  hiểu ý nghĩa của từ “ly hôn” và trẻ cũng rất nhạy trong việc phát hiện ra mối bất hòa đang diễn ra giữa cha mẹ chúng.

Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi cha mẹ ly hôn bằng việc thẳng thắn chia sẻ vấn đề này với trẻ.

Tuy nhiên, việc chia sẻ như thế nào cho hợp lý và khéo léo sao cho không làm tổn thương đến trẻ là một điều chẳng hề dễ dàng chút nào. Do đó cha mẹ nên lựa chọn cách chia sẻ và thời điểm thích hợp để giúp con cảm nhận được “sự rạn nứt” trong mối quan hệ giữa người lớn một cách thoải mái và chấp nhận sự thật này.

Hãy chia sẻ chuyện ly hôn với con khi bạn thật sự chắc chắn

Cần cân nhắc thật cẩn thận trước khi bạn có ý định nói với con về việc cha mẹ ly hôn. Hãy đợi cho đến khi cả hai vợ chồng đã thống nhất và đi đến quyết định cuối cùng rồi hãy chia sẻ cùng trẻ.

Bạn đừng chỉ nói với trẻ trong khi lại không nói với vợ hoặc chồng về việc ly hôn vì điều này là không công bằng với người từng là bạn đời và cả đối với con của bạn.

Lựa chọn thời điểm phù hợp

Lựa chọn thời điểm phù hợp là điều rất quan trọng trong việc thông báo cho con việc cha mẹ chia tay nhau. Hãy lựa chọn thời điểm mà cả hai vợ chồng đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để có thể động viên và giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đừng chia sẻ việc ly hôn với trẻ trước khi trẻ bắt đầu kì thi quan trọng hoặc khi trẻ chuẩn bị làm lễ tốt nghiệp nhé.

Không nên chia sẻ quá chi tiết

Bạn không nên thảo luận quá chi tiết về những vấn đề của người lớn với con trẻ.  Đôi khi trẻ có thể không hiểu cha mẹ đang nói gì hoặc là trẻ sẽ trở nên giận dữ hơn vì nghĩ rằng bạn đang nói xấu chồng hay vợ của mình hoặc trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đang muốn trẻ đứng về phía bạn.

Hãy chỉ nói với trẻ những điều mà trẻ nên biết một cách trung thực và chân thành nhất. Tập trung vào những vấn đề liên quan đến trẻ chứ không phải những vấn đề của người lớn. Cố gắng chia sẻ những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như khi nào trẻ phải chuyển đi hoặc lúc nào trẻ sẽ gặp lại bạn…

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi cha mẹ ly hôn

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi cha mẹ ly hôn, nhưng cũng đừng chia sẻ quá chi tiết cha mẹ nhé

“Cha mẹ luôn yêu thương con…”

Bạn cần làm cho trẻ hiểu rằng mặc dù người lớn chuẩn bị ly hôn nhưng vẫn sẽ mãi là cha mẹ của trẻ, rằng bạn và vợ hoặc chồng sẽ luôn và mãi mãi yêu thương trẻ, đó là điều không thể thay đổi.

Ly hôn là chuyện của người lớn

Một số trẻ đôi khi sẽ nghĩ rằng mình có thể là nguyên do khiến cho bố mẹ phải ly hôn, nên bạn hãy chắc chắn rằng trẻ không suy nghĩ theo hướng tiêu cực như vậy. Bạn có thể chia sẻ với con rằng bố/ mẹ con là một người bố/ mẹ tốt, tuy nhiên hiện tại bố mẹ không thể sống cùng nhau nữa, và nhấn mạnh một điều là việc bố mẹ chia tay không phải do lỗi của con.

“Từ nay con sẽ có hai nhà”

Hãy nói với trẻ bằng một giọng yêu thương, rằng từ giờ trẻ sẽ có hai nhà, chẳng hạn như bạn có thể nói: “Từ nay con sẽ có hai nhà, nhưng phần lớn thời gian con sẽ ở đây với mẹ/ bố. Ngay khi bố/ mẹ ổn định được chỗ ở mới thì con có thể đến đó ở vào mỗi cuối tuần hoặc kì nghỉ lễ”. Hãy nói là “” chứ không nên dùng từ “thăm” .

Hãy cho trẻ càng nhiều thông tin về sự sắp xếp cuộc sống mới càng tốt để làm giảm sự lo lắng cho trẻ.

“Ly hôn không phải lúc nào cũng không tốt, con à”

Trẻ có thể sẽ liên tục nói về vấn đề này trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần tới. Trẻ có khả năng thể hiện sự phản đối bằng cách khóc lóc, buồn rầu hoặc hỏi những câu hỏi như “Tại sao bố mẹ lại ly hôn? Không phải bố mẹ đã từng rất yêu nhau hay sao?”

Lúc này bạn cần nhấn mạnh những khía cạnh tốt của cuộc sống vợ chồng bạn khi được chung sống cùng nhau, nhưng sau đó hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng thỉnh thoảng vẫn có những cặp vợ chồng đã từng rất yêu nhau vẫn có thể chia tay nhau bởi vì tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Và rằng sự đỗ vỡ trong mối quan hệ của vợ chồng bạn đã đi quá xa, việc hàn gắn lại chỉ làm cho cả hai thêm đau khổ, vì vậy cách tốt nhất là ly hôn.

Bạn cũng có thể nhấn mạnh cho trẻ rằng có thể bây giờ trẻ còn nhỏ chưa hiểu hết được vấn đề ly hôn nhưng khi lớn lên trẻ sẽ hiểu và cảm thông hơn vấn đề mà bố mẹ đang đối mặt tại thời điểm này.

Chuẩn bị tâm lý để trả lời những câu hỏi của trẻ

Có lẽ đã không ít lần bạn nghe những câu tượng tự như: “Tại sao mẹ không chịu cố gắng để giữ bố lại?” Hay “Tại sao mẹ lại để bố đi như vậy”. Thật không công bằng khi trẻ đỗ lỗi cho bạn như vậy bởi vì sự đỗ vỡ hôn nhân là từ cả hai phía chứ không phải là do một mình bạn. Nhưng bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ, có lẽ chỉ bởi vì trẻ quá đau buồn mà thôi.

Trong trường hợp này bạn có thể nói với con trẻ rằng “Bố/ mẹ hiểu tại sao con lại buồn như vậy, bố/ mẹ cũng vậy. Con có thể cho rằng bố/ mẹ là người có lỗi trong chuyện này, nhưng đó là bởi vì con chưa hiểu hết chuyện giữa bố và mẹ. Con cần hiểu rằng cùng một câu chuyện nhưng ở mỗi người sẽ có mỗi cách nhìn nhận khác nhau, lúc nào con cảm thấy bình tĩnh trở lại thì chúng ta hãy nói về chuyện này nhé”.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi cha mẹ ly hôn hình ảnh 2

Hãy chuẩn bị tinh thần để trả lời những thắc mắc của con

Hoặc đôi khi bạn có thể nghe thấy trẻ hỏi: “Bố mẹ có thể quay lại được với nhau không?”. Điều này có thể xảy ra hay không, tất nhiên ngay cả chính bản thân bạn cũng không thể biết rõ điều này, do đó bạn đừng đem điều này ra làm cho trẻ hy vọng.

Không đỗ lỗi cho chồng/ vợ bạn trước mặt trẻ

Hơn ai hết bạn là người hiểu rõ lý do tại sao vợ/ chồng bạn lại ly hôn. Tuy nhiên trẻ không nên biết điều này. Nếu bạn đỗ lỗi cho chồng/ vợ về việc chia tay thì vô tình sẽ làm cho trẻ suy nghĩ không tốt về người còn lại, trẻ sẽ có lý do để lựa chọn việc sống với ai. Chọn cách nói trung lập và có hiệu quả khi nói về vợ/ chồng bạn trước mặt con.

Hãy luôn bình tĩnh

Thời gian trước khi ly hôn là khoảng thời gian khá nhạy cảm, trẻ có thể sẽ luôn theo dõi bạn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, trẻ cũng sẽ cảm thấy lo lắng theo. Nếu bạn mất kiểm soát, trẻ cũng có thể sẽ bị mất kiểm soát theo.

Việc tất cả mọi người đều cảm thấy buồn là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên thật không hay nếu ngay cả bản thân bạn cũng mất kiểm soát trước, Không nên  nói xấu vợ/ chồng bạn hay xao lãng việc chăm sóc trẻ. Hãy hít thở thật sâu và luôn bên cạnh trẻ, khoảng thời gian này là lúc trẻ cần bạn nhất.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Telling the children. Donald E. Greydanus, MD., F.A.A.P., Editor-in-chief and philip Bashe, (eds) 2003, Caring for your teenager, Bantam books, USA.
  2. 8 Tips on telling your kids you’re getting a divorce. Đọc thêm tại: <http://www.huffingtonpost.com/michelle-rozen/telling-children-about-divorce_b_3351936.html>. [Ngày 11 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com