Mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, nhiều mẹ thường cảm thấy đau bụng dưới và rất lo lắng. Liệu những cơn đau bụng dưới ở giai đoạn này có nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi là những câu hỏi thường gặp.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Nhóm cơ dây chằng căng. Theo các chuyên gia y tế, khi mẹ mang thai tháng thứ 5 và cảm thấy cơn đau bụng dưới ngày càng tăng có thể là do các nhóm cơ và dây chằng căng ra nhằm hỗ trợ cho sự mở rộng tử cung.

Nói một cách khoa học thì những cơn đau này được biết tới như là “đau dây chằng tròn” (nhưng có thể mẹ sẽ không thèm quan tâm những chuyên gia gọi nó là gì khi mẹ bị cơn đau này tấn công), hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua chuyện này.

Tử cung căng. Tử cung của mẹ được nâng đỡ bởi những dây chằng đi từ vùng bụng và chạy xuống háng (bẹn) cho nên khi khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển lớn lên sẽ khiến những dây chằng này căng ra, và mẹ sẽ thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và lan rộng tới háng.

Sự tích tụ của niêm mạc tử cung hay do lưu lượng máu tăng để nuôi dưỡng thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau vùng bụng dưới.

Dau bung duoi khi mang thai thang thu 5 hinh anh 1

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, nhưng mỗi mẹ bầu lại có những trải nghiệm đau khác nhau.

  • Cơn đau có thể giống như bị co rút, đau nhói và giống như ai đó bị đâm.
  • Thường xuất hiện khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột, khi mẹ đứng/ngồi dậy, hoặc đơn giản là khi mẹ ho, hắt hơi và cả khi cười.
  • Có thể xảy ra nhanh hoặc kéo dài nhiều giờ.

Nếu những cơn đau bụng dưới khi mang thai chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, không kéo dài và không có triệu chứng nào đi kèm (như sốt, ớn lạnh, chảy máu, hoặc choáng váng) thì mẹ có thể yên tâm, đó chỉ là một biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai.

Đau bụng dưới là dấu hiệu sẩy thai?

Những cơn đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị sẩy thai muộn nhưng mẹ hãy nhớ rằng khả năng sẩy thai muộn là rất ít (chỉ khoảng 1% thôi) và thường sẽ đi kèm với việc đau bụng và chảy máu nhiều.

Trong trường hợp mẹ bị đau kèm theo chảy máu/dịch âm hộ ít thì hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm ý kiến, còn khi bạn chảy nhiều máu hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay nhé.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-thu-5-hinh-anh2

Mẹo hay giúp mẹ giảm đau bụng dưới khi mang thai

Thư giãn và nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như ngồi hoặc nằm sẽ mang đến cho mẹ bầu một cảm giác dễ chịu, tránh được tình trạng chuột rút.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm những cách dưới đây:

  • Nếu đau bụng bên trái, mẹ cần nằm nghiêng bên phải và gác chân lên.
  • Dùng túi ấm chườm ở vùng bụng dưới.
  • Thư giãn tinh thần bằng việc nghe nhạc, đọc báo hay xem hài để quên đi cơn đau.
  • Nếu đi tắm, mẹ nên tắm với nước ấm để thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Nhờ chồng hoặc người thân massage vùng lưng.

Và nếu những cơn đau bụng dưới này thật sự khó chịu, hãy nói cho bác sĩ của mẹ biết vào lần khám thai tiếp theo nhé, có thể sự chia sẻ với những người có chuyên môn sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và đảm bảo những cơn đau này chỉ là một phần trong quá trình mang thai mà thôi.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Round Ligament Pain (Sore Stomach) During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/abdominal-achiness.aspx>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015]
  3. Abdominal pain in pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/a204/abdominal-pain-in-pregnancy>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015]
  4. Abdominal Pain During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com