Chăm sóc bà bầu

Đau cơ xơ hóa khi mang thai – Cách giảm đau và phương pháp điều trị

Để giữ các triệu chứng đau cơ xơ hóa ở mức tối thiểu khi mang thai, mẹ hãy thử giảm lượng áp lực và căng thẳng trong cuộc sống nhiều nhất có thể. Đồng thời chế độ ăn cân đối và tập thể dục đều đặn sẽ là chiến lược tốt giúp mẹ giảm bớt tình trạng đau nhức này.

Cách giảm đau cơ xơ hóa khi mang thai

Căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần được xem là nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa, vậy nên mẹ bầu cần giảm  lượng áp lực và căng thẳng trong cuộc sống nhất có thể để tinh thần luôn sảng khoái và minh mẩn. Đồng thời, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục vừa phải (đừng quá sức), và thực hiện các bài tập thể dục điều hòa và căng kéo an toàn (yoga, thiền, tập thể dục dưới nước – nhiệt độ nước nên từ 83 tới 880F nghĩa là từ 28.3 tới 310C, đừng dùng bồn tắm có tạo sóng hoặc nước nóng vì có thể gây tổn hại cho sự phát triển của thai nhi). Những điều này có thể sẽ hữu ích đối với mẹ trước khi mang thai.

Nếu mẹ bị đau và mệt mỏi quá nhiều thì hãy nghỉ ngơi 20 – 30 phút, ít nhất từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Tắm bằng nước ấm (bồn hay vòi) cũng là cách tốt để thư giãn, tuy nhiên nhiệt độ của nước chỉ nên ở 1000F (khoảng 37,80C) hoặc thấp hơn, và mẹ chỉ nên tắm 15-20 phút/lần thôi nhé. Tập thể dục rất quan trong đối với những phụ nữ mang thai mắc bệnh đau cơ xơ hóa do nó giúp tăng cường cơ bắp, giúp các khớp linh hoạt và giải tỏa stress bằng cách tăng lượng serotonin trong cơ thể. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh (là những chất hóa học giúp truyền thông tin cụ thể từ một tế bào này tới tế bào khác), các nhà khoa học cho rằng nó có liên quan tới căn bệnh đau cơ xơ hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm xúc. Nếu bị căng thẳng quá nhiều thì mức độ serotonin sẽ ở mức thấp dài hạn, từ đó gây ra tình trạng bức bách và trầm cảm. Nếu mẹ không tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm tình trạng serotonin thấp. Dường như phụ nữ có sự nhạy cảm đối với sự thay đổi serotonin lớn hơn. Tâm trạng của mẹ thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh hoặc sau khi sinh có thể do tác động của các hóc môn lên các chất dẫn truyền thần kinh.

Dau co xo hoa khi mang thai - Cach giam dau va phuong phap dieu tri hinh anh

Tập thể dục giúp phụ nữ mang thai mắc bệnh đau cơ xơ hóa tăng cường cơ bắp và giải stress

Có nhiều yếu tố có thể tác động tích cực lên mức độ serotonin, như ánh sáng mặt trời, một số loại thực phẩm chứa đường carbohydrate, một số hóc môn và tập thể dục. Ngoài ra, tập thể dục cũng kích thích giải phóng epinephrine và norepinephrine giúp tăng cường sự tỉnh táo.

Điều trị đau cơ xơ hóa khi mang thai

Phụ nữ bị bệnh đau cơ xơ hóa thường tăng từ 25 tới 35 pound (11kg tới 16 kg) trong năm đầu tiên mắc bệnh, vì vậy trong thời gian mang thai, tăng cân quá mức có thể gây ra các rắc rối. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và giảm đau, nhưng mẹ sẽ cần phải đảm bảo bác sĩ trị bệnh và bác sĩ phụ sản có mối liên hệ với nhau và chỉ dùng những loại thuốc nào an toàn cho mẹ trong thời gian mang thai thôi nhé, thường thì acetaminophen (loại Tylenol và một số loại khác) được khuyến khích dùng trong những trường hợp này đấy. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ nên tránh xa các loại thuốc trước khi được sự cho phép của bác sĩ điều trị và bác sĩ phụ sản. Thực tế, bác sĩ thường khuyến khích mẹ nên ngưng dùng thuốc điều trị trầm cảm và đau nhức trước khi mang thai, tuy nhiên, mẹ cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi ngưng uống. Vì tại thời điểm này, không có loại thuốc điều trị đau cơ xơ hóa nào là hoàn toàn an toàn trong thời gian mang thai.

Xem thêm: Bệnh mãn tính khi mang thai – Đau cơ xơ hóa, liệu có nguy hiểm?




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Fibromyalgia and Pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/fibromyalgia/guide/fibromyalgia-and-pregnancy >. [Ngày 19 tháng 03 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com