Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Dạy con tập nói: Ba mẹ nên bắt đầu từ đâu?

Đến độ tuổi bắt đầu dạy con tập nói ba mẹ nên vận dụng tất cả các phương pháp từ cách giao tiếp bằng mắt với bé, lắng nghe một cách chăm chú và trò chuyện với bé, để bé cảm nhận và hiểu được những gì người lớn nói.

Trong những tháng đầu tiên, bé lắng nghe tất cả những gì mọi người xung quanh nói, dung nạp những âm thanh và giai điệu cho đến ngày bé sẵn sàng “Gọi tên thế giới”. Hầu hết các bé sẽ biết nói từ lúc 1 tuổi. Có rất nhiều cách để khuyến khích bé tập nói đấy mẹ ạ.

Tất cả trẻ em trên hành tinh trái đất ban đầu đều phát âm giống nhau, thường là “aaa” hay “ooh”. Sau vài tuần thì bé biết thêm những âm tiết “m”, “p”, hay “b” vào để nói “maaaa” hay “paaa”.  Sau đó là giai đoạn bé bập bẹ kết hợp vài từ với nhau. Bé sẽ ê a ngay cả khi chẳng có ai trò chuyện với bé nhưng nếu bạn “trả lời” con, bé sẽ cố gắng nói nhiều từ hơn đấy. Dưới đây là một số cách dạy con tập nói, ba mẹ tham khảo nhé!

Trò chuyện với bé là một trong những cách dạy con tập nói hiệu quả

Bé thường lắng nghe rất nhiều cuộc nói chuyện để học được cách người lớn đối thoại với nhau, người này nói rồi đến người kia nói. Bé 3 tháng tuổi sẽ đợi bạn hồi đáp sau khi bé “nói” với bạn điều gì đó. Để giúp bé học nói tốt nhất, bạn hãy đợi đến khi bé “nói” hết và trả lời bé theo một cách nào đó, và khi bé tiếp tục “nhiều chuyện” hãy dừng lại để bé nói, đừng giành nói với bé nha ^^

day-be-tap-noi-me-nen-bat-dau-tu-dau-hinh-anh1

Trò chuyện với bé là một trong những cách dạy con tập nói hiệu quả

Dạy con tập nói bằng cách lặp đi lặp lại một điều gì đó

Ý nghĩ nói chuyện với em bé nghe thật đơn giản nhưng cảm giác trò chuyện với cái người không trả lời mình cũng khá kì lạ bạn nhỉ? Bé ở giai đoạn này thường thích nghe những câu được lặp đi lặp lại nhiều lần, đó chính là cách bé học nói đấy. Những trò chơi nhỏ kiểu như giấu chú gấu rồi lại đưa ra trước mặt bé đồng thời giới thiệu: “Đây là Teddy này” rồi lại giấu, rồi lại giới thiệu là một trong những cách rất hay để lặp đi lặp lại một điều gì đó mẹ muốn dạy cho bé. Bé cũng sẽ rất hào hứng khi bạn “sao chép” những âm thanh bé tạo ra nữa đấy.

day-be-tap-noi-me-nen-bat-dau-tu-dau-hinh-anh2

Bé rất thích nghe những câu được lặp đi lặp lại nhiều lần

Một điều khá thú vị là tất cả trẻ con sinh ra với khả năng học tất cả những thanh âm cơ bản trong tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Đến khi 1 tuổi, bé sẽ mất dần khả năng đó và chỉ tập trung vào ngôn ngữ  (hoặc những ngôn ngữ) được nói nhiều nhất xung quanh mình. Nếu ba mẹ hay người giữ trẻ nói những ngôn ngữ khác nhau, các chuyên gia khuyến nghị những người chăm sóc bé nên nói tiếng mẹ đẻ với bé ngay cả khi đó không phải là thứ ngôn ngữ bé cần khi đi học ở trường.

Thông tin thêm cho mẹ:

  • Ở những bé 2 tuổi và hay trò chuyện cùng người lớn, vốn từ của bé nhiều hơn những gì bé có thể nói và diễn đạt. Vì vậy, kể cả khi bé không phát âm được tên các con vật trong sách, nhưng nghe mẹ hỏi: Con voi đâu con? Con hổ đâu con? Bé sẵn sàng chỉ rất nhanh hình các con vật trong sách cho mẹ nhìn.
  • Nghiên cứu cho thấy rằng những bé nghe và nói tốt thường trở thành những người đọc và viết giỏi do vốn từ và cách diễn đạt rất phong phú.
  • Những bản nhạc, những bài hát ru, những vần thơ hay những cuốn sách dành cho trẻ em sẽ giúp bé học nói rất tốt. Đặc biệt là âm thanh bé yêu thương nhất là tiếng hát của mẹ, tiếng đọc sách của mẹ à nha.

Tiếng hát hay tiếng đọc sách của mẹ sẽ giúp dạy con tập nói rất tốt

Mẹ hãy miêu tả những hoạt động mỗi ngày cho bé nghe từ khi mới sinh. Ví dụ như mỗi khi thay tã cho bé mẹ đều nói “Đến lúc mẹ thay tã cho con rồi này”. Sự lặp đi lặp lại rất tốt cho bé học nói và phát triển vốn từ của mình.

day-be-tap-noi-me-nen-bat-dau-tu-dau-hinh-anh3

Đọc sách cho bé nghe cũng là cách dạy con tập nói rất tốt đấy mẹ!
Bạn không cần phải tối giản hoá tất cả những gì bạn nói để bé hiểu nhưng bạn nhớ hãy phát âm từng từ một cách rõ ràng, với âm điệu cao một chút, điều này khá quan trọng vì nếu bạn nói không rõ bé sẽ có khả năng bị nói ngọng nhiều hơn đấy!

Bé học nói bằng cách bắt chước những cử động miệng của mẹ

Để bé quan sát miệng mẹ khi mẹ nói, hoặc bế bé đứng trước gương và nói chuyện, bé sẽ bắt chước những cử động của miệng và tập nói theo. Mẹ sẽ thấy bé nhìn chằm chằm hoặc thậm chí đưa tay sờ miệng mẹ khi mẹ nói nữa cơ.

day-be-tap-noi-me-nen-bat-dau-tu-dau-hinh-anh4

Để bé quan sát miệng mẹ khi mẹ nói chuyện với bé

Nói với bé về những điều mẹ và bé đang nhìn thấy hay đang làm là một trong những hoạt động vui và bổ ích, đồng thời cũng là cách dạy con tập nói rất hiệu quả.

Xem thêm: Cách cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Young, C., 2007, Entertaining and educating babies and todders, Usborne Publisher, England
  2. Helping your toddler to talk. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/a539841/helping-your-toddler-to-talk>. [Ngày 14 tháng 6 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com