Chăm sóc bà bầu

Để chồng không cô đơn khi vợ bầu bí

Nhiều ông chồng có cảm giác bị bỏ rơi khi vợ mang bầu, không chia sẻ gì được với vợ hay không có cảm giác sắp được làm cha. Để chồng không cô đơn khi vợ bầu bí, các ông chồng cần chủ động san sẻ và đồng hành cùng vợ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Vì sao bạn có cảm giác bị bỏ rơi khi vợ mang bầu?

Nhiều ông bố tương lai cảm thấy mình như người ngoài cuộc, và điều này cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với tâm lý người chồng khi vợ mang bầu. Suy cho cùng, các bà mẹ thường là tâm điểm chú ý của mọi người từ bạn bè, gia đình, đến cả bác sĩ. Cô ấy là người có sự gắn kết thân xác với đứa con và cái bụng bầu chính là bằng chứng cho điều đó. Bạn biết là mình sắp trở thành một người cha nhưng bây giờ bạn chẳng có gì nhiều để thể hiện điều đó cả.

Đừng lo lắng nhé! Chỉ vì bạn không thể mang thai nhưng không có nghĩa là bạn không thể chia sẻ gì khi vợ mang bầu. Đừng đợi đến khi vợ nhờ mới làm, vợ bạn có nhiều điều suy nghĩ trong đầu và lắm mối bận tâm trong lòng cần trút bỏ, tùy bạn có muốn chia sẻ với cô ấy không thôi. Hãy cởi mở tâm sự với cô ấy về việc bạn có cảm giác bị bỏ rơi và cho cô ấy biết bạn muốn được đóng góp công sức vào việc mang thai của vợ. Có lẽ hiện giờ cô ấy thậm chí còn chẳng nhận ra rằng mình đang gạt bạn sang một bên; hoặc còn có thể nghĩ là bạn chẳng hề hứng thú gì với chuyện bầu bì của cô ấy nữa.

de-chong-khong-co-don-khi-vo-bau-bi-hinh-anh

Cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi khi vợ mang bầu

Thoát khỏi cảm giác cô đơn khi vợ mang bầu

Bạn hãy nhớ rằng, cách tốt nhất để chồng không cô đơn khi vợ bầu bí là hãy chủ động đảm nhận các công việc và cùng vợ chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu. Sau đây là một vài việc bạn có thể làm:

Hãy là người đồng hành với vợ. Nếu bạn chưa làm điều này rồi thì hãy đi đến các buổi khám thai định kỳ cùng vợ bất cứ khi nào có thể.

  • Cô ấy sẽ rất cảm kích trước sự động viên tinh thần mà bạn dành cho cô ấy, và bạn cũng sẽ có cơ hội được nghe những hướng dẫn từ bác sĩ để sau đó giúp cô ấy thực hiện chúng tốt hơn, đồng thời thay vợ bạn ghi nhớ những hướng dẫn này nếu chứng hay quên do thai kỳ khiến cô ấy lẫn lộn.
  • Đây cũng là dịp để bạn nhờ bác sĩ giải đáp cho mọi thắc mắc của mình. Những lần khám thai định kỳ này cũng sẽ cho bạn sự hiểu biết rất cần thiết về những thay đổi diệu kỳ đang diễn ra trong cơ thể vợ bạn.
  •  Điều tuyệt vời nhất nữa là bạn sẽ được cùng vợ đi qua những cột mốc quan trọng của thai kỳ, chẳng hạn như nghe nhịp tim bé, nhìn thấy tay chân bé tí của bé yêu trên hình ảnh siêu âm.

Làm như thể mình cũng mang thai: Không cần thể hiện một cách phô trương rằng mình sắp lên chức bố, nhưng bạn có thể trở thành một người bạn đồng hành đúng nghĩa trong giai đoạn thai kỳ của vợ bằng những hành động như:

  • Cùng vợ tập thể dục (việc này cũng giúp tăng cường sức khỏe cho bạn).
  • Từ chối những cuộc nhậu nhẹt, rượu chè để cùng vợ ăn uống lành mạnh (ít nhất là khi ở cạnh cô ấy).
  • Hạn chế và nếu có thể hãy từ bỏ thuốc lá vì hút thuốc thụ động không tốt cho bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cùng tham gia với vợ vào những việc trong thai kỳ sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác bị bỏ rơi.

Trang bị kiến thức về việc mang thai và sau sinh. Cũng như các bà mẹ mang thai con so, nhiều ông bố dù có học vị cao (gồm cả những người có bằng tiến sỹ y khoa) cũng có nhiều điều cần phải học khi nhắc đến việc mang thai, sinh nở, và cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Để chồng không cô đơn khi vợ bầu bí, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về vấn đề này, bằng cách:

  • Đọc nhiều sách, tạp chí, các website liên quan đến việc có con, cùng vợ tham gia các lớp học tiền sản hoặc cũng có thể đăng ký các lớp học dành cho các ông bố nếu có ở nơi bạn sống.
  • Trò chuyện cùng bạn bè, đồng nghiệp vừa mới lên chức bố hay những người sắp làm bố khác trên mạng cũng sẽ mang lại nhiều kiến thức cho bạn đấy.

Tạo sự gắn kết với bé yêu. Người phụ nữ mang thai thường dễ có mối gắn kết với em bé hơn vì tử cung của người mẹ chính là nơi trú ẩn dễ chịu của thai nhi. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể bắt đầu làm quen với thành viên mới của gia đình lúc này. Bạn nên:

  • Thường xuyên trò chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe. Vì thai nhi có thể nghe được từ khoảng cuối tháng thứ sáu của thai kỳ, và việc thường xuyên nghe thấy giọng nói của bạn bây giờ sẽ giúp bé nhận ra giọng bạn sau khi được sinh ra.
  • Cảm nhận những cú đá và những cử động vặn mình của bé bằng cách đặt tay hoặc áp má lên bụng bầu của vợ bạn một vài phút mỗi đêm. Đây là cũng là một cách tốt để gần gũi với vợ hơn.

Cùng vợ tham gia các hoạt động hàng ngày. Còn nhiều việc khác mà bạn có thể cùng vợ chia sẻ để không cảm thấy cô đơn hay bị bỏ rơi.

  • Cùng vợ đi mua sắm: tã lót, xe nôi, cũi, quần áo em bé,…
  • Cùng trang trí phòng em bé.
  • Tìm tên hay và ý nghĩa đặt cho con, cả tên trên giấy khai sinh và tên ở nhà cho bé nữa.
  • Tham dự các buổi tư vấn với bác sĩ nhi.

Nói chung là bạn hãy chủ động trong mọi việc từ lập kế hoạch đến chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.

Tính chuyện nghỉ phép. Hãy tìm hiểu chế độ nghỉ thai sản dành cho các ông bố ở công ty bạn. Bằng cách này, bạn sẽ chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ những điều thú vị sau khi bé yêu chào đời.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 475-476.
  2. Advice for Expectant Fathers. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/men/features/advice-for-expectant-fathers?page=2>. [Ngày 21 tháng 12 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com