Mẹ không hoàn hảo

Điều trị rối loạn âm vị ở trẻ

Khi trẻ em bị rối loạn âm vị (một dạng rối loạn ngôn ngữ), trẻ có thể có những cảm xúc tiêu cực như chán nản, xấu hổ và trở nên thụ động, tự ti với bạn bè. Cha mẹ hãy để ý đến cảm xúc của trẻ bên cạnh việc giúp con rèn luyện phát âm nhé!

Điều trị rối loạn âm vị ở trẻ

Nếu thuộc dạng rối loại âm vị nhẹ, trẻ em có thể tự hết khi được khoảng 6 tuổi. Việc điều trị rối loạn ngôn ngữ này có thể giúp ích cho trẻ nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn và không cải thiện theo thời gian. Liệu pháp có thể giúp trẻ tạo ra âm nói bằng cách hướng dẫn trẻ nơi đặt lưỡi hoặc tạo hình môi như thế nào khi thực hiện nói một âm nào đó.

Với những trẻ bị rối loạn do nguyên nhân xuất phát từ những vấn đề thần kinh hay cấu trúc thì thường được hướng dẫn để tìm ra những lựa chọn thay thế gần đúng trong phạm vi âm tiết đó mà trẻ có thể tạo ra.

Nên làm gì để giúp con?

Để giúp con cải thiện vấn đề về rối loạn ngôn ngữ của mình, cha mẹ có thể tham khảo những cách thức được giới thiệu sau đây:

– Kiểm tra phối hợp với giáo viên và nhà trường để đảm bảo rằng chương trình tập đọc ở trường có dạy cho trẻ các kĩ năng phát âm, học ngữ âm.

– Nếu như trẻ đã quá độ tuổi mà nhà trường dạy những kỹ năng phát âm, hãy cho trẻ học với giáo viên dạy kỹ năng phát âm theo nhóm hoặc 1 thầy 1 trò.

Dạy kỹ năng phát âm theo nhóm là cách tốt để cải thiện vấn đề rối loạn âm vị ở trẻ

– Thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến khích trẻ rèn luyện phát âm. Tìm trò chơi nào ngắn và vui nhộn, tránh việc làm cho trẻ cảm thấy chán nản như:

– Hướng dẫn và khuyến khích trẻ đọc sách có vần, có nhịp điệu như bài thơ, bài bát…

– Thực hành bảng chữ cái bằng cách chỉ ra những chữ cái bất cứ khi nào trẻ gặp chúng và bằng cách đọc sách có bảng chữ cái.

– Xem xét việc sử dụng những phần mềm máy tính tập trung phát triển các kĩ năng nhận thức ngữ âm. Nhiều chương trình có đồ họa đầy màu sắc và ảnh động thu hút và thúc đẩy trẻ nhỏ tham gia.

Phòng ngừa rối loạn âm vị ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp ngăn ngừa rối loạn âm vị nào được công bố. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kì mang thai và sự chăm sóc thường xuyên trước khi sinh có thể giúp trẻ phòng ngừa một số vấn đề về thần kinh và cấu trúc dẫn đến rối loạn ngôn ngữ này.