Sức khỏe

Điều trị rối loạn stress sau sang chấn ở trẻ em dễ hay khó?

Có nhiều phương pháp ối loạn stress sau sang chấn (một dạng của rối loạn lo âu) ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể được điều trị bằng nhiều cách, như áp dụng liệu pháp nhận thức – hành vi, kỹ thuật sơ cứu tâm lý và quản lý khủng hoảng, liệu pháp trò chơi…

Điều trị rối loạn stress sau sang chấn ở trẻ em và thanh thiếu niên

Đối với nhiều trẻ, các triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn sẽ tự biến mất sau đó vài tháng. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm vì chưa được điều trị. Có rất nhiều phương pháp điều trị có thể lựa chọn, chúng được mô tả dưới đây:

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)

Liệu pháp nhận thức – hành vi là hướng tiếp cận hiệu quả nhất để điều trị cho trẻ em. Một dạng của liệu pháp này, có tên gọi là liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào sang chấn tâm lý (TF – CBT).

Theo phương pháp này, trẻ có thể nói về những kí ức đối với sự kiện gây ra sang chấn cho mình. Phương pháp này cũng bao gồm nhiều kỹ thuật có thể giúp làm giảm những lo lắng và căng thẳng ở trẻ. Qua đó, trẻ học được cách khẳng định bản thân mình.

Liệu pháp này còn dạy cho trẻ học cách thay đổi những suy nghĩ hoặc niềm tin sai lệch về sự kiện gây sang chấn. Chẳng hạn, sau một sự kiện đau buồn nào đó, trẻ có thể bắt đầu nghĩ rằng “thế giới này hoàn toàn không an toàn chút nào.”

Loại tiếp cận điều trị rối loạn stress sau sang chấn này rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị căng thẳng bởi những kí ức về sang chấn. Đứa trẻ có thể được dạy một cách phù hợp với mức độ đáp ứng của bản thân, nhằm đem lại cảm giác thư giãn khi đang nghĩ về sự kiện sang chấn đó.

Bằng cách này, trẻ học được rằng mình không cần phải sợ hãi những kí ức đó. Các nghiên cứu cho thấy, TF – CBT là hướng trị liệu an toàn và hiệu quả đối với trẻ nhỏ mắc rối loạn stress sau sang chấn.

Liệu pháp nhận thức – hành vi cũng thường sử dụng kèm theo kỹ thuật huấn luyện dành cho phụ huynh và người chăm sóc. Những hiểu biết của người chăm sóc về hậu quả của rối loạn này là rất quan trọng. Phụ huynh cần học cả những kĩ năng đối đầu để có thể giúp con mình vượt qua rối loạn này.

Điều trị rối loạn stress sau sang chấn ở trẻ em dễ hay khó?

Phụ huynh cần học những kĩ năng để có thể giúp con mình nữa đấy

 

Kỹ thuật sơ cứu tâm lý và quản lý khủng hoảng

Kỹ thuật sơ cứu tâm lý (PFA) được ứng dụng với trẻ trong độ tuổi đi học và thanh thiếu niên từng trải qua tình trạng bạo lực nơi mình sống. PFA có thể được áp dụng trong các trường học và các môi trường truyền thống. Kỹ thuật này cung cấp sự hỗ trợ và động viên, giải thích cho trẻ hiểu rằng những phản ứng của trẻ là bình thường.

PFA dạy cho trẻ các kỹ năng giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề, đồng thời giúp người chăm sóc đối phó với những thay đổi về cảm xúc lẫn hành vi ở trẻ. Với những trẻ có triệu chứng nặng hơn thì có thể được giới thiệu thêm các phương pháp điều trị khác.

Giải mẫn cảm cử động mắt và tái xử lý thông tin (EMDR)

Hướng điều trị này kết hợp giữa liệu pháp nhận thức với những cử động mắt được điều khiển. EMDR đem lại hiệu quả trong việc điều trị ở cả trẻ nhỏ và người lớn mắc rối loạn stress sau sang chấn, dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cử động mắt là không cần thiết để giúp đem lại hiệu quả.

Liệu pháp trò chơi

Liệu pháp trò chơi có thể được dùng để điều trị cho những trẻ nhỏ mắc rối loạn stress sau sang chấn mà không có khả năng đương đầu trực tiếp với sự kiện gây sang chấn đó. Nhà trị liệu sẽ dùng trò chơi, tranh vẽ và các phương pháp khác để giúp trẻ xử lý những kí ức về sự kiện sang chấn của mình.

Các phương pháp trị liệu khác

Các phương pháp điều trị rối loạn stress sau sang chấn đặc biệt cũng có thể cần thiết cho những trẻ có những hành vi tình dục không phù hợp, những vấn đề nghiêm trọng về hành vi, hoặc vấn đề liên quan đến chất kích thích và rượu bia.

Bạn có thể làm gì để giúp trẻ mắc rối loạn stress sau sang chấn?

Khi con bạn vừa mới trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây đau buồn, và phát triển rối loạn stress sau sang chấn, bạn hãy đọc những bài viết liên quan đến dạng rối loạn lo âu này – đây là bước đầu tiên trong việc giúp đỡ con bạn.

Hãy tìm hiểu về rối loạn stress sau sang chấn và chú ý đến những biểu hiện hiện tại của con, đồng thời, theo dõi các dấu hiệu như những khó khăn về giấc ngủ, cơn tức giận và biểu hiện tránh né một số người hay một vài địa điểm nhất định nào đó, cũng như những thay đổi trong kết quả học tập và vấn đề với bạn bè.

Điều trị rối loạn stress sau sang chấn ở trẻ em dễ hay khó hình ảnh 2

Hãy tìm hiểu về rối loạn stress sau sang chấn và chú ý đến những biểu hiện hiện tại của con, cha mẹ nhé!

Bạn có thể cần đến sự giúp đỡ từ các nhà chuyên môn (chuyên về điều trị rối loạn stress sau sang chấn) về vấn đề của con mình. Hãy tìm hiểu hoặc hỏi nhà trị liệu các phương pháp điều trị rối loạn này, và chọn nhà trị liệu nào có thể đem lại cho bạn và con cảm giác an tâm, thoải mái.
Ngoài ra, với tâm trạng của phụ huynh có con mắc rối loạn này, bạn cũng có thể tìm đến nhà trị liệu tâm lý để giải quyết những khó khăn của chính mình. Khi tâm trạng bạn tốt hơn và ổn định hơn, việc giúp đỡ con cũng sẽ hiệu quả hơn đấy.

Phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn stress sau sang chấn tập trung vào việc làm giảm tần suất xuất hiện của sang chấn hoặc giảm bớt cơ hội trải qua sang chấn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Bạn có thể kiến nghị thực hiện các chương trình phòng ngừa trong cộng đồng hoặc trong hệ thống học đường địa phương. Hoặc tùy vào hoàn cảnh mà bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa cho con mình.

Ví dụ: Dạy cho trẻ hiểu nên nói “Không” với những ai muốn chạm vào cơ thể trẻ hoặc làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết; những điều này phòng trường hợp trẻ bị lạm dụng tình dục.

Nếu trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đã trải qua sự kiện gây sang chấn, trẻ nên được hỗ trợ và tư vấn ngay sau đó. Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ chữa lành vết thương sớm hơn đấy.




  1. PTSD in Children and Teens. Đọc thêm tại: <http://www.ptsd.va.gov/public/family/ptsd-children-adolescents.asp>. [Ngày 3 tháng 12 năm 2015].
  2. Post – Traumatic Stress Disorder. Đọc thêm tại: <http://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=post-traumatic-stress-disorder-in-children-90-P02579>. [Ngày 3 tháng 12 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com