Mẹ không hoàn hảo

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Chương trình điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên điển hình thường bao gồm: tham vấn tâm lý, dùng thuốc và giáo dục về rối loạn trầm cảm cho trẻ và gia đình. Bên cạnh đó, việc điêu trị bệnh trầm cảm tại nhà với sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ sẽ tạo động lực cho trẻ nhanh chóng hồi phục hơn.

Điều trị rối loạn trầm cảm – Tham vấn tâm lý

Một số dạng liệu pháp được dùng trong điều trị cho những trẻ bị rối loạn trầm cảm, như:

Điều trị rối loạn trầm cảm bằng thuốc

Trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm, và điều quan trọng là trẻ phải uống thuốc theo đúng quy định. Thường thì những người dùng thuốc chống trầm cảm trong một thời gian sẽ thấy khỏe hơn và họ có cảm giác rằng mình đã được “chữa khỏi”, đồng nghĩa với việc họ không cần phải điều trị nữa. Nhưng nếu ngưng dùng thuốc quá sớm thì những triệu chứng sẽ quay trở lại. Vì vậy, việc hướng dẫn trẻ tuân thủ theo kế hoạch điều trị là vô cùng quan trọng.

Điều trị rối loạn trầm cảm cho trẻ bằng thuốc

Điều trị rối loạn trầm cảm bằng liệu pháp giáo dục về trầm cảm

Việc giáo dục cho trẻ và các thành viên trong gia đình về rối loạn trầm cảm sẽ được thực hiện bởi một bác sĩ. Dưới đây là một số điều quan trọng nhất mà trẻ và các thành viên trong gian đình cần học:

Nếu kế hoạch điều trị được tuân thủ và thực hiện tốt, rối loạn trầm cảm ở trẻ sẽ được kiểm soát và ngăn ngừa việc tái phát (trầm cảm tái phát nặng hơn và có cơ hội phục hồi thấp hơn so với cơn trầm cảm ban đầu).

Ngoài ra, phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm tại nhà là một phần quan trọng trong chương trình can thiệp rối loạn trầm cảm đấy cha mẹ ạ. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ và đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tại nhà

Hãy làm mọi thứ có thể để tạo ra môi trường hỗ trợ từ gia đình cho con. Tình yêu thương, sự thấu hiểu và giao tiếp thường xuyên là những điều quan trọng nhất bạn có thể cung cấp để giúp con đương đầu với rối loạn trầm cảm.

Ngoài ra, để có một môi trường sống tích cực tại nhà thì việc giúp trẻ duy trì những buổi trị liệu tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm đúng chỉ định và có những thói quen sống lành mạnh có thể làm giảm triệu chứng rối loạn trầm cảm của trẻ. Hãy khuyến khích trẻ thực hiện những điều dưới đây mẹ nhé!

– Tập thể dục thường xuyên, như bơi lội, đi bộ và chơi đùa nhiệt tình mỗi ngày.

– Tránh sử dụng rượu và ma túy bất hợp pháp, các thuốc không kê toa, liệu pháp thảo dược, cùng những loại thuốc không được chỉ định dùng (vì chúng có thể ảnh hưởng đến những thuốc đang được sử dụng để điều trị trầm cảm).

– Ngủ đủ giấc. Nếu con bạn có những vấn đề về ngủ nghỉ thì có thể cho trẻ thử:

Thói quen sống lành mạnh có thể làm giảm triệu chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ

Trong khi trẻ mắc rối loạn trầm cảm, nếu bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu tự tử nào ở trẻ (như hành vi gây hấn hay thù địch, những ý nghĩ quá mức về cái chết hoặc tách khỏi thực tại) thì hãy nhanh chóng tìm đến các chuyên gia để được giúp đỡ, bằng cách gọi điện cho bác sĩ điều trị của con hoặc chuyên gia tư vấn trị liệu, bác sĩ sức khỏe tâm thần địa phương hoặc dịch vụ khai báo tình trạng khẩn cấp ngay nhé.