Sức khỏe

Điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những bệnh nhiễm trùng gây lở loét miệng, khiến bé khó chịu và đặc biệt rất dễ lây lan sang người khác. Mẹ cần sớm nhận biết những triệu chứng và đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu mẹ nghi ngờ bé mắc bệnh này.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bác sĩ vẫn có thể phân biệt bệnh tay chân miệng ở trẻ em với các bệnh nhiễm siêu vi khác bằng cách đánh giá các yếu tố như:

  • Tuổi của bé
  • Đặc điểm các triệu chứng
  • Dấu hiệu phát ban và loét miệng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ phết họng hoặc xét nghiệm phân để xác định virus gây bệnh.

Dieu tri va phong ngua benh tay chan mieng o tre em hinh anh 1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng cũng như thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể làm giảm triệu chứng của bé bằng các cách sau:

  • Dùng thuốc giảm đau ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) cho bé để giảm sốt nếu bé sốt trên 390C hoặc giảm đau miệng cho bé. Không sử dụng thuốc aspirin để giảm đau vì có thể gây bệnh nghiêm trọng cho bé.
  • Thoa lotion giảm ngứa (như calamin) để giảm mụn nước.
  • Chế độ ăn:
    • Cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.
    • Nên cho bé uống các loại đồ uống lạnh, kem sữa, và nước trái cây.
    • Không nên cho bé ăn các loại trái cây có vị chua, thức ăn mặn hoặc cay.
    • Đối với trẻ sơ sinh, cho bé uống nước bằng cốc, thìa hoặc ống hút vì bú bình có thể làm cho bé đau miệng.
    • Không cần thiết cho bé ăn nhiều thức ăn đặc.

Khi bé bị tay chân miệng, có lẽ mẹ sẽ yên tâm hơn nếu biết diễn tiến cũng như thời gian khỏi bệnh của bé:

  • Sốt thường kéo dài 2 – 3 ngày
  • Các vết loét miệng khỏi sau 7 ngày
  • Phát ban da bàn tay và bàn chân kéo dài 10 ngày và có thể bong ra sau đó.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Khi bé mắc bệnh tay chân miệng, tình trạng mất nước thường xảy ra do dịch thoát ra từ các vết loét trên cơ thể. Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như viêm não (đã được báo cáo trong các đợt dịch bệnh tay chân miệng do enterovirus 71), tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm gặp nên mẹ có thể yên tâm phần nào.

Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước nhé, và nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu:

  • Mất nước tiến triển nặng dần
  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • Tình trạng của bé xấu đi.

Dieu tri va phong ngua benh tay chan mieng o tre em hinh anh 2

Nếu bé bị bệnh tay chân miệng kèm triệu chứng sốt kéo dài hơn 3 ngày, hãy đưa bé đến bác sĩ

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em quan trọng nhất là giữ vệ sinh cá nhân tốt cho bé và người chăm sóc, bao gồm:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với các tổn thương mụn nước, sau khi vệ sinh dịch tiết từ mũi họng và sau khi bé đi vệ sinh hay thay tã.
  • Cho bé dùng dụng cụ ăn uống riêng.
  • Tránh cho bé dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân (ví dụ như khăn, bàn chải đánh răng) và quần áo (đặc biệt là giày và vớ).
  • Giặt thật sạch, vệ sinh kĩ quần áo bẩn và đồ chơi đã bị nhiễm bẩn.
  • Hướng dẫn bé ho và hắt hơi đúng cách, vứt ngay khăn giấy và rửa tay.

Các bé bị bệnh tay chân miệng nên được cho nghỉ học đến khi các mụn nước khô lại. Để hỗ trợ cho công tác phòng chống lây lan, cha mẹ nên báo bệnh cho người phụ trách hoặc hiệu trưởng của các cơ sở nhà trẻ, trường mẫu giáo biết tình hình của bé.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, nguyên nhân và triệu chứng



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. About Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD). Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/index.html>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  2. Facts About Hand-Foot-and-Mouth Disease. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/hand-foot-mouth-disease#2>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  3. Hand, foot and mouth disease. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-and-mouth-disease/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  4. Should Your Child See a Doctor?Hand-Foot-Mouth Disease. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hand-foot-mouth/>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  5. Hand, foot and mouth disease. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Hand_foot_and_mouth_disease?open>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com