Sinh con

Những điều mẹ nên biết về trường hợp đẻ khó do kẹt vai

Đẻ khó do kẹt vai là một biến chứng trong quá trình sinh con mà khi đó một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt lại sau xương chậu của người mẹ trong khi em bé di chuyển xuống âm đạo.

Tình trạng đẻ khó này có thường xảy ra không?

  • Chỉ có 1% các em bé cân nặng 2,7 kg gặp tình trạng đẻ khó do kẹt vai; 5 – 9% các em bé có cân nặng trên 4 kg bị tình trạng đẻ khó do kẹt vai.
  • Đẻ khó do kẹt vai xảy ra thường xuyên hơn với những em bé có kích thước to hơn.
  • Những phụ nữa trước đó đã từng sinh một bé bị tình trạng đẻ khó do kẹt vai, hoặc những người mắc chứng tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ gặp tình trạng này.
  • Nguy cơ đẻ khó này cũng tăng lên nếu bạn đã quá ngày dự sinh, hoặc cần được hỗ trợ kẹp lấy thai hoặc hút thai trong khi sinh. Tuy vậy, nhiều trường hợp gặp tình trạng đẻ khó do kẹt vai trong khi chuyển dạ dù không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên.

Đẻ khó do kẹt vai có triệu chứng gì?

Việc sinh bé bị trì hoãn sau khi đầu em bé đã lộ ra và trước khi phần vai ra ngoài. Điều này có thể xảy ra đột xuất dù quá trình chuyển dạ đã tiến triển một cách bình thường trước đó.

Bạn có thể làm khi gì xảy ra đẻ khó do kẹt vai?

Cả bạn và bé đều có rủi ro gặp phải các biến chứng bởi tình trạng đẻ khó do kẹt vai. Các biến chứng này có thể là tổn thương thần kinh hoặc nứt gãy xương đòn gánh hoặc xương tay bé, hoặc băng huyết, rách tầng sinh môn, vỡ tử cung, và các tổn thương vùng xương chậu khác đối với người mẹ.

Hầu hết nguyên nhân của các biến chứng trên là do bác sĩ phải thực hiện những thủ thuật để đưa bé ra ngoài do vai bé bị kẹt sau xương chậu của mẹ, nhưng thật may mắn là những biến chứng này cũng khá hiếm gặp.

Đẻ khó do kẹt vai

Đẻ khó do kẹt vai có thể dẫn đến biến chứng, tuy nhiên mẹ yên tâm vì biến chứng rất hiếm xảy ra

Bạn có thể phòng tránh và giảm thiểu các biến chứng do đẻ khó thế nào?

Bạn hãy giữ mức tăng cân của mình khi mang thai trong phạm vi được khuyến cáo – cũng như việc kiểm soát cẩn thận tình trạng tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ – để đảm bảo bé không phát triển quá to để di chuyển qua âm đạo.

Khi chuyển dạ, hãy chọn một tư thế cho phép vùng xương chậu của bạn mở rộng lớn nhất có thể cũng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đẻ khó do kẹt vai. Nếu bị đẻ khó do kẹt vai khi chuyển dạ, bác sỹ có thể thử thay đổi tư thể của bạn, yêu cầu bạn gập hết mức đầu gối vào bụng, hoặc dùng lực ấn lên đỉnh xương chậu (vùng bụng ngay phía trên xương mu) để giúp đẩy em bé ra.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 566
  2. http://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/complications/shoulder-dystocia.aspx
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com