Sinh con

Tìm hiểu giai đoạn rặn đẻ khi sinh con

Khi sinh con mẹ thường không biết được mình sẽ phải rặn đẻ trong bao lâu. Có thể nói đây là giai đoạn đau đớn nhất của quá trình chuyển dạ đấy

Đến tận thời điểm này, bạn vẫn chưa thực sự tham gia tích cực vào hành trình chào đời của bé. Dù bạn hẳn là người chịu đau đớn khổ sở nhất, nhưng thực ra cổ tử cung và tử cung (và cả bé) đã làm hầu hết mọi việc. Tuy nhiên, bây giờ khi cổ tử cung đã mở hết mức, bạn cần giúp đẩy bé đi hết phần đường còn lại. Giai đoạn rặn đẻ và sinh em bé ra thường mất khoảng nửa tiếng đến một giờ, nhưng đôi lúc có thể xong rất nhanh trong 10 phút (thậm chí ít hơn) hay cũng có thể kéo dài đến 2, 3 tiếng hơn.

Giai đoạn rặn đẻ diễn ra thế nào

Khi sinh con, các cơn co thắt ở giai đoạn rặn đẻ này thường đều đặn hơn ở kỳ chuyển tiếp. Các cơn co thắt vẫn kéo dài khoảng 60 – 90 giây nhưng thỉnh thoảng cách xa nhau hơn (thường khoảng 2 – 5 phút). Và có khả năng ít đau hơn, dù đôi lúc cũng đau dữ dội hơn. Bây giờ các khoảng thời gian nghỉ giữa các cơn co thắt thường rõ ràng, dù bạn có thể vẫn khó nhận ra khi mỗi cơn co thắt bắt đầu.

Giai doan ran de khi sinh con hinh anh

Các cơn đau co thắt trong giai đoạn rặn đẻ thường đều đặn hơn ở kỳ chuyển tiếp

Dù chắc chắn bạn sẽ có ít cảm giác hơn, và nếu đã được gây tê ngoài màng cứng thì bạn sẽ chẳng thấy gì cả, nhưng sau đây là những gì bạn có thể gặp phải:

  • Đau đớn kèm các cơn co thắt, dù có thể không nhiều lắm.
  • Cảm giác muốn rặn đẻ không thể cưỡng lại (dù không phải người phụ nữ nào cũng cảm thấy như vậy, đặc biệt là nếu bạn đã được gây tê ngoài màng cứng).
  • Áp lực rất lớn lên vùng trực tràng (không phải mọi phụ nữ đều cảm thấy điều này).
  • Cảm giác hồi tỉnh và mạnh mẽ hơn, hoặc rất mệt mỏi xuất hiện đột ngột.
  • Những cơn co thắt rất rõ ràng, bạn có thể thấy tử cung đẩy lên rõ rệt mỗi khi co thắt.
  • Tiết máu nhiều hơn.
  • Cảm giác ngứa ran, căng, nóng, hoặc như bị châm ở âm đạo khi đầu bé ló ra.
  • Cảm giác trơn ướt khi bé chui ra.

Về mặt cảm xúc, bạn có thể cảm thấy bớt căng thẳng vì bạn đang bắt đầu bước vào giai đoạn rặn đẻ (dù một số phụ nữ cảm thấy ngượng, rụt rè, hoặc sợ hãi); bạn cũng có thể cảm thấy hồ hởi, phấn khích, hoặc nản lòng và quá tải nếu quá trình rặn đẻ kéo dài quá một tiếng.




  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 391    
  2. Stages of Labor: Early Labor, Active Labor & Transition Stage, && http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/first-stage-of-labor/
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com