Mẹ không hoàn hảo

Giúp trẻ vị thành niên xây dựng lòng tự trọng

Lòng tự trọng giúp trẻ vị thành niên đối mặt với tất cả các thử thách, sự đau khổ và duy trì cảm giác hài lòng, hạnh phúc. Vì vậy, việc giúp con xây dựng lòng tự trọng là một việc rất quan trọng đấy cha mẹ ạ.

Biểu hiện của những trẻ có lòng tự trọng thấp

Chúng ta thường dùng các từ “lòng tự trọng cao”, “lòng tự trọng thấp” để chỉ sự tự đánh giá về giá trị của mỗi người. Khi một người có lòng tự trọng cao, họ thường nhìn cuộc sống theo góc nhìn tích cực, nhìn thấy giá trị tiềm năng của bản thân. Lòng tự trọng thấp làm cho người ta cảm thấy rằng tất cả mọi thứ họ làm trong cuộc sống đều thất bại và rằng họ luôn luôn bị thiệt thòi, bị đối xử bất công.

Lòng tự trọng giúp chúng ta đối mặt với tất cả các thử thách, sự đau khổ và duy trì cảm giác hài lòng, hạnh phúc. Lòng tự trọng cũng có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi những sự kiện xảy ra trong cuộc đời. Nhiều tình huống có thể góp phần tạo nên lòng tự trọng thấp ở trẻ vị thành niên như: cha mẹ ly hôn, rối loạn học tập, thiếu bạn bè, bệnh tật, bị lạm dụng (về thể chất lẫn tinh thần), cha mẹ ốm đau, người thân mất…

Những trẻ vị thành niên có lòng tự trọng thấp thường cần sự chấp nhận từ bạn bè nhiều hơn, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi áp lực tiêu cực từ bạn bè và có khả năng bị trầm cảm, rối loạn ăn uống, nghiện rượu, ma túy nhiều hơn những trẻ có lòng tự trọng cao. Trẻ có lòng tự trọng thấp thường có những biểu hiện như:

Tránh né các nhiệm vụ và lo sợ thất bại là biểu hiện trẻ vị thành niên có lòng tự trọng thấp

Trẻ có lòng tự trọng thấp thường lo lắng sợ người khác nói xấu về mình

Hầu hết trẻ em đều thể hiện những hành vi này, nhưng tùy vào thời kì và tình huống cụ thể mà cha mẹ có thể xem xét có phải con có lòng tự trọng thấp hay không. Nhưng nếu trẻ ở tuổi vị thành niên thường xuyên hành động như vậy thì có lẽ cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và phát triển chúng.

Giúp trẻ xây dựng và phát triển lòng tự trọng

Không chỉ giúp trẻ vị thành niên xây dựng lòng tự trọng, mà cha mẹ còn phải giúp trẻ phát triển tốt lòng tự trọng của mình nữa. Để làm được điều này, cha mẹ không nên tập trung vào các hành vi tiêu cực của trẻ mà nên tìm cách giúp trẻ hiểu thêm về bản thân. Dưới đây là một số bước để giúp con xây dựng và phát triển lòng tự trọng, cha mẹ có thể tham khảo:

Nếu bạn hỏi ý kiến của con, con bạn sẽ hãnh diện vì được đối xử như người trưởng thành

Việc ủng hộ sở thích của con sẽ không ảnh hưởng đến việc học. Nếu cha mẹ đồng ý cho trẻ vị thành niên theo đuổi sở thích của mình, điều đó sẽ giúp trẻ tìm được những cách thức tích cực trong việc xây dựng lòng tự trọng và khám phá bản sắc của mình. Khi trẻ theo đuổi những sở thích lành mạnh như nhảy, chơi đàn, chơi thể thao,… có thể giúp con tránh xa những trò tiêu khiển nguy hiểm.

Tuy nhiên, cha mẹ hãy xem xét đó có phải sở thích nhất thời của trẻ hay không nhé. Chỉ khi trẻ chứng minh được đó là một lời cam kết nghiêm túc thì bạn có thể mua những thiết bị đắt tiền cho con.