Sức khỏe

Giúp trẻ vượt qua nỗi đau mất mát người thân

Nỗi đau mất người thân là một nỗi đau đớn khủng khiếp. Vượt qua nỗi đau mất mát cũng là điều không hề dễ dàng, đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy có cách nào để giúp những đứa trẻ vượt qua cảm giác mất mát này đây?

Giúp trẻ vượt qua nỗi đau mất mát người thân

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ chưa thể hiểu về cái chết cũng như chưa biết dùng ngôn từ để thể hiện cảm xúc của mình. Tuy nhiên, các bé có thể trải nghiệm cảm giác mất mát, chia lìa này và nhanh chóng hiểu được sự lo lắng và đau khổ của người thân và những người lân cận.

Cách giúp trẻ vượt qua nỗi đau mất mát:

  • Giúp trẻ giữ điều độ các sinh hoạt thường nhật nhiều nhất có thể.
  • Ôm và âu yếm trẻ nhiều hơn
  • Luôn giữ bình tĩnh khi ở bên trẻ và nói chuyện một cách nhẹ nhàng.
  • Cho trẻ các vật dụng giúp trẻ vơi đi nỗi buồn như một món đồ chơi dễ thương để ôm vào lòng hay một loại chăn gối đặc biệ

Trẻ mẫu giáo

Ở độ tuổi này trẻ khó để hiểu rằng cái chết là sự mất mát vĩnh viễn. Các bé cũng đang trong giai đoạn có những suy nghĩ lạ thường, ví dụ như suy nghĩ rằng một người nào đó sẽ sống lại và cách làm ai đó chết đi. Các bé hiểu về sự chia ly dù rằng cảm thấy bất an và sợ hãi khi mọi thứ quen thuộc xung quanh mình thay đổi. Nhóm tuổi này cần sự đảm bảo rằng các bé sẽ an toàn và được chăm sóc.

Cách giúp trẻ:

  • Giúp trẻ giữ điều độ các sinh hoạt thường nhật nhiều nhất có thể.
  • Nói cho trẻ biết là gia đình biết trẻ buồn, bắt đầu dạy trẻ các dùng từ ngữ để diễn tả cảm giác.
  • Nói cho trẻ biết chúng an toàn và ai đang chăm sóc chúng
  • Ở cạnh trẻ càng nhiều càng tốt
  • Giúp trẻ thoải mái hơn bằng những cái ôm, âu yếm, nắm tay hay khuyến khích chúng.
  • Giải thích rằng sự mất mát là một phần của cuộc sống, trẻ có thể hiểu từng chút một. Dùng những ví dụ trong tự nhiên như những cái cây sinh trưởng, lớn lên, khai hoa nở nhụy rồi chết hay có sự thay đổi theo mùa.
  • Cho trẻ các vật dụng giúp trẻ vơi đi nỗi buồn như một món đồ chơi dễ thương để ôm vào lòng.
  • Khuyến khích trẻ vui chơi có thể giúp trẻ quên đi những gì đã xảy ra, như xây lâu đài cát, chơi búp bê, tập viết, vẽ, tô màu hay các hoạt động thể chất khác.

Trẻ học tiểu học

Các trẻ vẫn còn đang học để hiểu về sự mất mát và có thể có những suy nghĩ rối rắm về điều đó. Trẻ có thể nghĩ cái chết chỉ là tạm thời, hay người chết vẫn có thể cảm nhận được cảm giác như lạnh, đói, cô đơn….

Trẻ có thể hỏi người đó đang ở đâu, hay hỏi thẳng là chuyện gì đã xảy ra với họ và thân xác của họ. Việc giải thích về sự ra đi rất quan trọng đối với trẻ.

giup-tre-vuot-qua-noi-dau-mat-mat-nguoi-than-hinh-anh

Giúp con vượt qua nỗi đau mất mát là một việc rất quan trọng

Những cách gia đình có thể giúp cũng tương tự như đối với trẻ mẫu giáo, ngoài ra, hãy để trẻ giúp bạn trong việc lo tang lễ hoặc việc gì đó để bé nhớ về sự mất mát đó.

Khi nào cần sự tư vấn chuyên nghiệp?

Gia đình có thể sẽ cần sự tư vấn ngay khi nỗi mất mát chỉ vừa xảy ra. Với kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia, họ có thể giúp gia đình đưa ra các cách hướng dẫn trẻ vượt qua đau buồn, bác sĩ có thể giúp quyết định nói thế nào và nói những gì với trẻ, và có thể thảo luận về cách con trẻ có thể cảm thấy và hành xử trong những tháng tới.

Chúng ta đều không thể biết trẻ sẽ tiếp tục đau buồn bao lâu. Thông thường, một đứa trẻ đau buồn sẽ có dấu hiệu phục hồi dần dần, từ bên trong, từng ngày, từng tuần, cho tới khi mọi sinh hoạt của trẻ trở nên bình thường như trước.

Nếu trẻ không bắt đầu có những giai đoạn hồi phục bình thường trong vòng 4 – 6 tuần, hoặc nếu như gia đình cảm thấy nỗi đau của trẻ quá mạnh hoặc kéo dài quá lâu, thì hãy trao đổi với các chuyên gia.

Trẻ nhớ về cha mẹ hoặc anh chị em đã mất là điều bình thường, tuy nhiên, nếu điều đó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của đứa trẻ trong những năm tiếp theo thì đó lại là điều không bình thường. Nếu trẻ có vẻ suy nghĩ liên tục về cái chết và nỗi đau khổ của trẻ lấn át tất cả các buổi tụ họp gia đình, gây trở ngại cho sự phát triển về về tâm lý và xã hội của trẻ thì trẻ cần được tư vấn tâm lý.

Trẻ rất cần sự quan tâm của gia đình để có thể dần dần sinh hoạt bình thường. Mẹ hay cha sẽ có thể mất nhiều tháng trời để cân bằng cảm xúc sau sự mất mát của người bạn đời hay đứa con của mình.

Nếu thời gian này kéo dài quá lâu, trên một năm mà cha/mẹ vẫn còn cảm thấy trầm cảm thì nên đi gặp chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần, làm điều này không chỉ giúp đỡ cho chính mình mà còn vì có thể là chỗ dựa tốt hơn cho con trẻ.




  1. Children’s grief responses. Đọc thêm tại: <http://www.childgrief.org/howtohelp.htm>. [Ngày 09 tháng 11 năm 2014]
  2. Bereavement reactions by age group. Đọc thêm tại: <http://www.kidshealth.org.nz/bereavement-reactions-age-group>. [Ngày 09 tháng 11 năm 2014]
  3. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Page 582.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com