Nuôi con

Hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú

Nhiều mẹ khá khổ sở vì tình trạng đau đầu ti khi cho con bú lần đầu, nhưng may mắn là phần lớn tình trạng này sẽ không kéo dài mà chỉ gặp ở một vài tuần đầu thôi. Và sau đó, đầu vú của mẹ sẽ nhanh chóng thích nghi, chịu đựng tốt hơn và việc cho con bú sẽ trở thành niềm vui thích mà chẳng đau đớn gì.

>> Khám phá ngay dịch vụ tìm kiếm và book phòng khám thai hot nhất hiện nay!

Hầu hết, tình trạng đau đầu ti khi cho con bú sẽ nhanh chóng chấm dứt những triệu chứng đau nhứt, nhưng nếu em bé nút sữa rất mạnh hoặc mẹ chưa có tư thế cho con bú đúng cách sẽ phải tiếp tục chịu đựng tình trạng đau đớn và nứt núm vú.

Để làm dịu sự khó chịu này và bắt đầu cảm thấy thích thú khi cho con bú, mẹ hãy thử những cách sau đây:

Cho con bú đúng tư thế
Hãy đảm bảo rằng mẹ đặt em bé ở đúng tư thế, đối diện ngực của mẹ sao cho bé ngậm cả quầng vú chứ không chỉ riêng núm vú.

Hiện tượng đau đầu tí khi cho con bú

Hãy tìm tư thế cho con bú mà mẹ cảm thấy thoải mái

Để đầu được thông thoáng (hãy thử điều này ở nhà)
Sau khi cho bé bú mẹ nên để ngực trần một lúc hoặc mặc áo rộng để đầu vú tiếp xúc với không khí. Tránh mặc những loại quần áo chật, gây cọ sát và các tác nhân có thể gây kích ứng khác.
Nếu mẹ bị đau nhức nhiều, mẹ có thể cân nhắc việc dùng dụng cụ bảo vệ đầu vú (không phải trợ ti) để giúp đầu vú bớt đau.

Giữ cho đầu vú được khô ráo
Nếu bị chảy sữa, mẹ hãy thay những miếng lót thấm sữa ngay khi chúng trở nên ẩm ướt. Thêm vào đó, hãy đảm bảo những miếng lót thấm sữa không có lớp lót bằng nhựa, vì lớp lót loại này sẽ chỉ giữ lại hơi ẩm mà thôi.

  • Nếu mẹ sống trong vùng có khí hậu ẩm ướt: hãy dùng máy sấy tóc, để ở chế độ ấm, lướt ngang qua mỗi bên ngực (cách xa ngực khoảng 15 – 20 cm) trong vòng 2 hoặc 3 phút (không làm lâu hơn) sau khi cho em bé bú. Điều này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy rất dễ chịu.
  • Nếu sống ở vùng có khí hậu khô, thử thêm độ ẩm: Sau khi cho bú, mẹ hãy để lượng sữa mẹ còn lại trên ngực tự khô, thay vì chùi chúng đi. Hoặc nặn ra một vài giọt sữa mẹ và xoa lên các đầu vú vào cuối mỗi lần cho bú, để đầu vú khô tự nhiên trước khi mẹ mặc áo ngực trở lại.

Dùng các loại kem dưỡng
Đầu vú được bảo vệ và bôi trơn một cách tự nhiên nhờ các tuyến mồ hôi và lượng dầu có ở da, nhưng hãy hỏi bác sĩ liệu mẹ có thể sử dụng thuốc bôi hay 1 loại sản phẩm dưỡng da nào để ngăn ngừa và/hoặc chữa lành vấn đề nứt nẻ đầu vú hay không.
Sau khi cho bú, hãy xoa một ít lanolin (mỡ cừu) siêu thanh trùng dùng trong y tế, chẳng hạn như Lansinoh, nhưng hãy tránh xa các chế phẩm gốc dầu mỏ và các loại chế phẩm sáp dầu mỏ (Vaseline), cũng như các chế phẩm có chứa dầu khác.

Làm sạch đầu vú chỉ với nước sạch
Không dùng xà phòng, cồn, hoặc khăn ướt – dù đầu vú mẹ bị đau nhức hay không.

Dùng trà để giảm đau
Mẹ có thể thử làm ướt những túi trà thông thường với nước mát và đặt lên vùng đầu vú bị đau. Những đặc tính của trà sẽ giúp làm dịu đi và chữa lành các đầu vú bị đau.

Hiện tượng đau đầu tí khi cho con bú hình ảnh 2

Dùng trà để xoa dịu nỗi đau

Cho con bú cả 2 đầu vú
Đừng thiên vị chỉ dùng một bên đầu vú bởi vì nó ít đau hơn hoặc vì nó không nứt nẻ như bên còn lại; cách duy nhất để làm đầu vú có sức chịu đựng tốt hơn là sử dụng chúng. Thêm vào đó, để cả hai bên ngực đều có thể sản xuất sữa tốt, chúng đều phải được kích thích một khoảng thời gian bằng nhau.
Nếu một bên đầu vú bị đau hơn nhiều so với bên còn lại, mẹ hãy cho em bé bú ở bên ngực ít đau hơn trước bởi vì em bé sẽ nút mạnh hơn vào lúc đầu khi em bé đang đói. Hãy làm điều này chỉ khi mẹ hoàn toàn bắt buộc phải làm như vậy – và không quá một vài ngày – vì điều này có thể giữ bên ngực bị đau không có được sự kích thích cần thiết và cuối cùng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa mẹ cho em bé.
May mắn là thời gian cơn đau trầm trọng nhất thường không kéo dài đến mức này (nếu kéo dài, hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ; vấn đề có thể do tư thế cho bú sai).

Hãy thư giãn trước khi cho bú
Sự thư giãn sẽ giúp tăng cường dòng sữa chảy ra (điều này có nghĩa là em bé sẽ không phải nút mạnh), trong khi sự căng thẳng sẽ gây ức chế dòng sữa. Mẹ cũng có thể vắt ít giọt sữa ra để mọi thứ sẵn sàng trước khi đưa em bé vào bú.

Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cần, mẹ hãy hỏi bác sĩ loại thuốc không cần kê đơn mà mẹ có thể dùng cho bầu ngực đau nhức của mình sau khi mang thai. Có thể dùng thuốc acetaminophen (Tylenol) trước khi cho bú để làm dịu cơn đau.

Chú ý xem tình trạng ngực của mẹ trông như thế nào
Nếu các đầu vú của mẹ bị nứt nẻ, hãy đặc biệt lưu ý những dấu hiệu nhiễm trùng vú (viêm vú) có thể xảy ra khi các mầm bệnh xâm nhập vào ống dẫn sữa qua kẽ nứt ở đầu vú. Nếu các núm vú bắt đầu bóng và đỏ hồng rất tươi, mẹ có thể bị nhiễm trùng vú (viêm vú). Nếu bị đau nghiêm trọng cùng với các triệu chứng giống cúm, mẹ hãy đi khám ngay.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 444 – 445
  2. Sore or Cracked Nipples After Pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/sore-nipples-after-pregnancy.aspx>.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com