Mẹ không hoàn hảo

Hiểu thêm về bỏng và cách sơ cứu khi bị bỏng

Hiểu rõ về nguyên nhân gây bỏng cũng như các mức độ bỏng, bôi gì khi bị bỏng sẽ có cách sơ cứu khi bị bỏng và cách chữa bỏng của bạn dễ dàng hơn đấy!

Những kiến thức cần biết khi bị bỏng

Hầu hết những ai dành nhiều thời gian cho việc bếp núc hoặc làm việc ngoài trời thì ít nhiều cũng đã từng một lần bị bỏng hoặc cháy nắng. Các nguyên nhân gây bỏng có thể là do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, do nước sôi, do lửa, do điện và do các loại hóa chất.

Bên cạnh làn da, nước sôi còn có thể gây bỏng ở một số bộ phận khác trên cơ thể như miệng và hầu; hút thuốc lá và hít phải một số hóa chất độc hại cũng có thể gây bỏng cho hai lá phổi.

Bị bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bỏng được chia làm ba mức độ:

Bị bỏng nên bôi gì?
Người xưa thường dùng thảo mộc và cây cỏ sẵn có để chữa trị các vết bỏng. Các thuốc chữa bỏng còn có thể chiết xuất từ các sản phẩm của động vật như: phân bò, sáp ong, mỡ gấu, mỡ lợn, sữa, bơ, trứng và mật ong. Tuy nhiên, trừ mật ong ra thì tất cả các chế phẩm còn lại đều có thể gây nguy hiểm vì chúng có tính giữ nhiệt và có khi còn gây nhiễm khuẩn.

Công dụng của mật ong hiệu quả trong việc trị bỏng

Các loại thảo dược còn được sử dụng chung với lá trà và lô hội, cũng có tác dụng trong việc chữa trị các loại bỏng ở mức độ 1 và độ 2. Trong suốt thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, các bác sĩ đã từng chữa những vết bỏng do vết thương hỏa khí (như bị đạn bắn) bằng cách dùng nước sôi để rửa sạch chúng!

Việc sử dụng các loại acid carbolic vào thế kỷ thứ 19 được cho là khá man rợ so với chuẩn mực chăm sóc y tế ngày nay. Tuy vậy, gần đây người ta đã tái sử dụng biện pháp chữa bỏng bằng ấu trùng như giòi bọ để ngăn ngừa nhiễm trùng, vốn từng được sử dụng trong quá khứ. Những con giòi chẳng những không phá hủy các mô lành mà còn giúp phân hủy các tế bào đã bị hoại tử – những thứ khiến cho vết thương chậm hồi phục và có khả năng gây nhiễm trùng.

Việc phát hiện ra hợp chất Sulphamide và thuốc kháng sinh, như Penicilin, nhằm chữa trị các loại nhiễm trùng do vết bỏng gây ra đã đưa đến những thay đổi ngoạn mục trong lĩnh vực này. Cộng thêm một điểm nhấn quan trọng nữa là việc bù dịch đủ, kèm theo cấy ghép da, băng ép và kháng sinh đã làm nên một cuộc cách mạng lớn trong việc điều trị cho những trường hợp bị bỏng nặng.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bệnh nhân bị bỏng không tránh được nguy cơ tử vong do nhiễm trùng – một trong những nguyên nhân gây chết người nhiều nhất trong hàng thiên niên kỷ qua. Ngày nay, việc nhiễm trùng thường là hậu quả của việc đề kháng lại với các thuốc kháng sinh, mà tệ nhất là với chủng vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin.

Thật thú vị là mật ong, vốn từng được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ 2000 năm trước Công nguyên, nay đã được áp dụng trở lại để để điều trị những trường hợp bỏng nặng gây đe dọa đến tính mạng. Mật ong Manuka, được lấy từ loài ong thụ phấn cho một giống cây đặc biệt sống ở New Zealand, còn có khả năng sát khuẩn.

Trị bỏng với mật ong

Cách sơ cứu khi bị bỏng

Nếu bị bỏng ở mức độ 1 hoặc 2:

Cách sơ cứu khi bị bỏng: để vùng da bị bỏng ngay dưới vòi nước mát trong 5 phút

Nếu bị bỏng ở mức độ 3:

Đi cấp cứu ngay nếu:

Đến các cơ sở thăm khám, nếu:

>> Những món ăn giúp phục hồi sức khỏe sau khi bị bỏng

>> Các cách trị bỏng tại nhà với các nguyên liệu trong bếp