Nuôi con

Xu hướng phát triển hành vi của trẻ 5 – 12 tuổi

Cha mẹ sẽ có cách dạy con tốt hơn khi hiểu về sự phát triển hành vi của trẻ em, đặc biệt là những trẻ 5 – 12 tuổi, độ tuổi có những thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, cảm xúc, hành vi và tương tác xã hội.

Xu hướng phát triển hành vi của trẻ

Các trẻ 5 -12 tuổi thường rất mong muốn có được sự công nhận, chấp thuận, tán thành và tình yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ. Đối với một số trẻ 10 tuổi hoặc lớn hơn, trẻ không chỉ duy trì những nhu cầu này với cha mẹ mà còn mong muốn được nhận thêm sự công nhận và chấp thuận từ những người bạn hoặc người lớn khác. Cha mẹ hãy chú ý đặc điểm này để có cách dạy con phù hợp nhé!

Khi lớn lên, trẻ sẽ dần phát triển rộng hơn phạm vi gia đình về mặt thể chất, xã hội và tình cảm. Đây là một phần biểu hiện thông thường trong sự phát triển của trẻ và nó cũng là mục tiêu chính trong việc nuôi dưỡng con của các bậc cha mẹ (với mục tiêu cuối cùng là trẻ sẽ thành công trong xã hội).

Tuy nhiên, đối với nhiều bậc cha mẹ, sự thay đổi này có thể gây tổn thương, khó hiểu và là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng và xung đột về hành vi của trẻ em.

Những thách thức phổ biến trong thay đổi hành vi

Khi lớn lên, các trẻ thường trải qua một loạt những thách thức và quá trình chuyển đổi. Trẻ phải đối mặt với quá trình chuyển đổi như nhập học, tiếp thu những môn học mới, thay đổi lớp học và giáo viên, làm quen bạn mới, cố gắng thực hiện các hoạt động mới, chuyển đến nhà mới hoặc thành phố mới.

Và để thích nghi với những thay đổi này, trẻ cũng có thể đánh mất một số thứ, chẳng hạn như mất đi đồ vật mà trẻ yêu thích, thú cưng hoặc một người bạn.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể phải đối mặt với những tổn thương tâm lý nặng nề, như một thành viên trong gia đình bị bệnh nặng hoặc mất, hay là những mất mát sau khi cha mẹ ly hôn. Thời gian này có thể khiến những trẻ ở độ tuổi đi học cảm thấy đau khổ, do vậy cha mẹ cần cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ và quan tâm nhiều hơn nhé.

Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu được quá trình, các giai đoạn phát triển của trẻ để giải thích, thừa nhận hoặc điều chỉnh những hành vi của con (cũng như của bản thân). Cha mẹ hãy nhớ rằng, đây là giai đoạn trẻ có sự thay đổi cá nhân lớn về tính khí, sự phát triển và hành vi đấy. Hiểu được những điều này sẽ giúp cha mẹ có cách dạy con tốt hơn đấy.

Hiểu về hành vi của trẻ em P1

Cha mẹ cần hiểu được quá trình, các giai đoạn của trẻ để thừa nhận, điều chỉnh hành vi của con

Phân loại hành vi của trẻ

Hành vi của các trẻ 5 -12 tuổi được chia làm 3 loại phổ biến, cha mẹ có thể tham khảo các loại hành vi dưới đây để có cách dạy con phù hợp:

Những hành vi của trẻ em được cha mẹ yêu cầu và chấp thuận: như làm bài tập về nhà, lễ phép và làm công việc vặt trong nhà. Những hành vi này sẽ được nhận những lời khen ngợi một cách thoải mái và dễ dàng.

Những hành vi không được cha mẹ chấp thuận nhưng vẫn có thể nhân nhượng cho trẻ thực hiện trong một điều kiện nhất định: chẳng hạn như những hành vi trẻ được thực hiện trong suốt thời gian trẻ hoặc cha mẹ bị bệnh, hoặc trong thời gian trẻ bị căng thẳng do những thay đổi trong cuộc sống (như sự ra đời của người em mới, chuyển nhà…).

Những hành vi này có thể bao gồm: Không phải làm việc vặt trong nhà hoặc tự cho mình là quan trọng quá mức.

Một số loại hành vi mà cha mẹ không được và không nên nhân nhượng, gia cố: bao gồm các hoạt động gây hại đến thể chất, tình cảm hoặc phúc lợi xã hội của trẻ, của các thành viên trong gia đình và những người khác. Những hành vi này cũng có thể gây trở ngại đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Những hành vi này có thể bị ngăn cấm bởi pháp luật, đạo đức, tôn giáo hoặc phong tục xã hội; những hành vi gây rối hoặc phá hoại, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến chủng tộc một cách công khai, trộm cắp, trốn học, hút thuốc, lạm dụng thuốc, lơ là việc học hoặc anh em ganh đua dữ dội.

Những thay đổi trong sự phát triển ảnh hưởng đến hành vi của trẻ

Có hai kiểu hành vi của trẻ em mà cha mẹ nên nhận ra, mặc dù hai kiểu hành vi này có thể ít gặp nhưng chúng thường phản ánh những thay đổi trong sự phát triển của trẻ ở một mức độ nào đó. Cha mẹ hãy đọc để hiểu hơn và có cách dạy con tốt hơn nhé!

Thứ nhất, trẻ thiếu sự chăm sóc, tình yêu thương, sự che chở,… Nhưng trẻ vẫn rất ngoan và cư xử tốt. Có thể những biểu hiện này của trẻ chỉ là để làm hài lòng người khác hoặc để che chở, bảo vệ cha mẹ mình. Trẻ có thể trở nên nhút nhát, thận trọng, phòng vệ quá mức, thường xuyên có cảm giác không an toàn và thiếu tự tin, cho rằng mình không đủ năng lực. Những trẻ này cũng có thể có ít bạn bè và ít sự quan tâm phù hợp với độ tuổi.

Kiểu hành vi đáng lo ngại thứ hai được đặc trưng bởi hành vi tự bỏ cuộc. Chẳng hạn như trẻ có ý thức kém ở trường, thường phá vỡ các quy tắc hoặc liên tục đặt bản thân vào tình trạng thua cuộc. Kiểu hành vi này có thể xuất phát từ nhu cầu khẳng định năng lực và giành quyền kiểm soát cuộc sống của mình (nghĩa là trẻ mong muốn được kiểm soát toàn bộ hoặc một phần cuộc sống bản thân), hoặc từ chối quyền hành, áp lực hoặc kỳ vọng của cha mẹ.

Những hành vi này có thể xuất phát từ nỗi sợ hãi, sợ bị từ chối, xuất phát từ nhu cầu hợp lý hóa sự thất bại của bản thân hoặc để tránh tham gia vào những nhiệm vụ mới mà trẻ không chắc chắn. Thông thường, những trẻ có kiểu hành vi này sẽ có lòng tự trọng thấp và thiếu sự tự tin.

Hiểu về hành vi của trẻ em P2

Những hành vi của trẻ em mà cha mẹ nên để ý

Những trẻ này thà chấp nhận sự thất bại (nhưng có thể cảm thấy an toàn và thoải mái hơn về mặt tinh thần), hơn là đối mặt với những nguy cơ không chắc chắn và phải lo lắng để thành công. Trẻ cũng có thể tự trách bản thân khi mắc phải sai lầm hoặc khi trẻ cảm thấy bị từ chối hoặc không được yêu thương.

Những trẻ này cũng có thể gặp khó khăn khi nhìn nhận xã hội theo góc độ và quan điểm người khác. Ví dụ, cha mẹ có thể có những khó khăn riêng và do vậy, họ không thể dành cho trẻ nhiều tình cảm hoặc phản hồi tích cực tại một thời điểm nhất định.

Tuy nhiên, các trẻ lại nghĩ rằng cha mẹ không còn yêu thương mình và tự trách bản thân không xứng đáng để được coi trọng và yêu thương.

Những trẻ này có thể phát triển các hành vi đáng lo ngại thành mô hình thất bại với những phản ứng và tương tác trong xã hội xung quanh trẻ. Những can thiệp đơn giản của cha mẹ chỉ có khả năng hạn chế những suy nghĩ tiêu cực đó.

Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có những đặc điểm tương tự và hành vi đáng lo ngại như trên, cha mẹ nên xem xét tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc một bác sĩ nhi khoa chuyên về hành vi của trẻ em nhé.

Những trẻ này cũng thường có những hành vi thụt lùi hoặc không vâng lời. Đây là cách để trẻ truyền đạt những cảm xúc mà trẻ không bộc lộ, hoặc để phản ứng lại việc trẻ nghĩ rằng cha mẹ không chấp nhận những cảm xúc của mình.

Những trẻ gặp khó khăn trong các hành vi thường là do trẻ chưa hiểu được ngôn ngữ nói, không dễ dàng diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói hoặc trẻ sống trong một gia đình không có cách giao tiếp tốt với nhau.

Trẻ cũng thường có cảm giác lo sợ bị trừng phạt hoặc bị phản đối nếu bộc lộ cảm xúc của bản thân mình. Vì dồn nén lâu ngày, những cảm xúc này có thể nổi lên và bùng phát thông qua những hành vi của trẻ.

Tóm lại, hai kiểu hành vi này không phải là hiếm ở trẻ em. Bước vào một giai đoạn phát triển mới, trẻ sẽ có nhiều thay đổi, mà thay đổi hành vi là điều dễ nhận thấy nhất. Cha mẹ hãy dành thời gian cho con và lựa chọn cách dạy con phù hợp với những thay đổi của trẻ, có như thế trẻ mới hạn chế hành vi xấu và phát triển những hành vi tốt trong cuộc sống của mình.




  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, Bantam Books, USA.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com