Sức khỏe

Cha mẹ nênhỗ trợ khi trẻ có rối loạn hoảng sợ như thế nào?

Rối loạn hoảng sợ, cũng như các rối loạn lo âu khác, ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Vì vậy, ngoài sự giúp đỡ từ nhà chuyên môn, bạn có thể hỗ trợ cho con bằng việc lắng nghe những cảm xúc và khích lệ con, đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn này.

Khi ở nhà, cũng như ở trường, sự hỗ trợ và can thiệp của bạn – với vai trò là người chăm sóc – có thể giúp trẻ quản lý được những khó khăn của mình. Bạn có thể:

  • Tìm hiểu về rối loạn này. Việc tìm hiểu bản chất của rối loạn hoảng sợ và cách trẻ trải qua những triệu chứng của rối loạn này như thế nào sẽ giúp bạn cảm thông với những cố gắng và sự đấu tranh của trẻ.
  • Hãy lắng nghe những cảm xúc của trẻ. Sự cô lập có thể khiến trẻ bị giảm sút lòng tự trọng và có thể dẫn tới trầm cảm. Nếu được lắng nghe một cách đầy cảm thông mà không bị khuyên bảo thì điều này có thể đem lại tác động mạnh mẽ và hữu ích đến trẻ.
  • Hãy giữ bình tĩnh và khích lệ, an ủi trong suốt quá trình trẻ trải qua các cơn hoảng loạn. Nếu trẻ thấy cha mẹ mình có thể duy trì được trạng thái bình tĩnh thì trẻ có thể học tập thái độ của cha mẹ. Việc giúp trẻ vượt qua các cơn hoảng loạn và trở về với những hoạt động bình thường sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục tham gia vào những hoạt động lành mạnh. Mỗi đợt triệu chứng (diễn ra vài phút) trong từng giai đoạn rối loạn sẽ thường tự mình kết thúc khá nhanh, vì vậy, tốt nhất là cha mẹ hãy tiếp cận bằng cách duy trì sự điềm tĩnh của mình, đừng mong đợi mình có thể làm ngưng hẳn được các giai đoạn này khi chúng đang diễn ra.

Ho tro khi tre co roi loan hoang so hinh anh

Cha mẹ hãy giữ bình tĩnh, khích lệ, an ủi trong suốt quá trình trẻ trải qua các cơn hoảng loạn

 

  • Nhẹ nhàng giúp trẻ nhớ rằng mình vẫn ổn sau đợt hoảng loạn gần đây nhất. Điều này có thể giúp trẻ làm giảm lo lắng, thậm chí rút ngắn lại các đợt rối loạn hoảng sợ sau đó.
  • Dự đoán trước các thời điểm có sự thay đổi. Các cơn hoảng loạn không thể lường trước được và có thể khiến cho trẻ trở nên sợ hãi vào những thời điểm có những sự thay đổi như khi trẻ đi học hoặc khi gặp gỡ vui chơi với bạn bè.
  • Hướng dẫn các kĩ thuật thư giãn – bao gồm thở sâu, đếm đến 10, hay tưởng tượng ra một nơi chốn êm dịu – giúp trẻ biết được cách thư giãn như thế nào để tăng khả năng làm chủ các triệu chứng và cải thiện cảm giác kiểm soát được cả cơ thể mình.
  • Hãy khen ngợi những nỗ lực mong muốn giải quyết triệu chứng của con. Trẻ thường cảm thấy khó chịu khi bị phàn nàn về những lỗi lầm của mình. Nhưng, dù chỉ là những cải thiện rất nhỏ thì mọi nỗ lực tích cực đều xứng đáng nhận được lời khen ngợi. Chẳng hạn như khi trẻ cố gắng làm giảm thời gian các cơn hoảng loạn, và làm giảm nỗi sợ hãi mà trẻ cảm nhận thấy trong suốt cơn hoảng loạn, cả 2 đều là những bước tích cực hướng đến việc kiểm soát rối loạn hoảng sợ.

Với những gợi ý như trên, bạn có thể linh hoạt vận dụng để giúp con mình kiểm soát được cơn hoảng sợ, cũng như với các rối loạn lo âu khác.

Xem thêm:
Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em và thanh thiếu niên
Chẩn đoán và điều trị rối loạn hoảng sợ



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Panic Disorder in Children and Teens. Đọc thêm tại:<http://www2.massgeneral.org/schoolpsychiatry/info_panicdisorder.asp>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
  2. Panic Disorder. Đọc thêm tại:<http://www.childmind.org/en/health/disorder-guide/panic-disorder>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
  3. Panic Disorder in Children and Adolescents. Đọc thêm tại:<http://www.aacap.org/AACAP/Families_and_Youth/Facts_for_Families/FFF-Guide/Panic-Disorder-In-Children-And-Adolescents-050.aspx>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
  4. Panic disorder. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/mental-health-panic-disorder#1>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com