Mẹ không hoàn hảo

Hội chứng nghiện giật tóc ở trẻ em và thanh thiếu niên

Hội chứng nghiện giật tóc là hội chứng mà người bệnh cảm thấy sự thôi thúc không thể cưỡng lại việc phải giật tóc. Người mắc hội chứng này có thể giật lông/ tóc của mình ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Hội chứng nghiện giật tóc có nguyên nhân sâu xa từ rối loạn lo âu. Bệnh có thể được chữa lành nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.

Vài thông tin về hội chứng nghiện giật tóc

Hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) là một hội chứng mà theo đó, người bệnh cảm thấy sự thôi thúc không thể cưỡng lại việc phải giật tóc. Sự thôi thúc này có vẻ như không thể kiểm soát được và thường trở nên tệ hơn bởi tình trạng căng thẳng hoặc những xáo trộn về cảm xúc khác.

Một số người xoắn tóc cho tới khi sợi tóc đứt ra, số khác thì giật, kéo tóc bằng ngón tay hoặc các dụng cụ khác. Những người mắc rối loạn này có thể giật lông/ tóc của mình ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể – từ da đầu, mặt, mi mắt, lông mày, thân mình, chân tay – hoặc kết hợp nhiều vị trí kể trên.

Một số người mắc chứng nghiện giật tóc cảm thấy buộc phải ăn tóc sau khi nhổ nó. Ít gặp hơn, có những người giật tóc trong vô thức (hoặc trong khi ngủ), khi đó, người mắc rối loạn không nhận thức được hành động mình đang làm.

Hội chứng nghiện giật tóc thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới

Hành động giật tóc thường kéo theo sau một giai đoạn tự trách móc bản thân, xấu hổ và đôi khi là có cả tức giận vì họ biết rằng hành vi này – theo một cách nào đó – sẽ khiến họ tự hủy hoại bản thân, nhưng họ không thể dừng lại được.

Triệu chứng của hội chứng nghiện giật tóc

Những triệu chứng phổ biến nhất là tóc thưa đi và các mảng da đầu bị hói với mức độ khác nhau – từ không đáng kể, đến hói từng mảng ở những khu vực bị giật tóc. Ngoài ra, còn có những triệu chứng ít rõ ràng hơn, bao gồm:

Nguyên nhân của hội chứng nghiện giật tóc

Hội chứng nghiện giật tóc ở trẻ nhỏ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là khuynh hướng di truyền hoặc yếu tố sinh học. Một nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị kích hoạt bởi nỗi lo âu sau một sự kiện sang chấn tâm lý hoặc lạm dụng, hay những vấn đề khác về tâm lý. Ngoài ra, việc sử dụng hành động kéo tóc như là một cách để tự dỗ dành cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý ở trẻ nhỏ.

Trẻ mắc phải hội chứng nghiện giật tóc có thể do lo âu quá mức

Yếu tố nguy cơ của hội chứng nghiện giật tóc

Trẻ nữ có nhiều khả năng mắc rối loạn này hơn các trẻ nam. Rối loạn này cũng thường gặp ở những trẻ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và những trẻ có người thân trong gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột) mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hành động giật tóc cũng được xem là một vấn đề mang tính chu kỳ vì tóc thường trở nên ngứa ngáy khi mọc lại, làm cho trẻ có nhiều khả năng tiếp tục giật chúng để tránh cảm giác khó chịu.

Chẩn đoán hội chứng nghiện giật tóc

Chẩn đoán hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) ở trẻ em dễ hơn ở người lớn, vì trẻ không có cảm giác xấu hổ và tội lỗi giống người lớn, cũng như trẻ không cần phải giấu việc mình giật tóc hoặc giấu những mảng đầu hói của mình giống như người lớn thường làm. Nhưng ở những đứa trẻ lớn hơn hoặc ở thanh thiếu niên thì trẻ có thể bị chế giễu, vì vậy mà trẻ trở nên tự ti, xuất hiện dấu hiệu trầm cảm hoặc có những hành vi tự gây thương tích khác.

Hội chứng nghiện giật tóc được chính thức mô tả trong Sổ tay Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM – IV – TR. Theo Sổ tay chẩn đoán này, rối loạn được chẩn đoán khi các triệu chứng của trẻ đáp ứng đủ 5 tiêu chí được liệt kê dưới đây:

Điều trị hội chứng nghiện giật tóc bằng cách nào?

Trẻ nhỏ mắc hội chứng nghiện giật tóc đáp ứng với chương trình trị liệu nhanh và hiệu quả hơn người lớn. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn ngay khi bạn nghĩ rằng con mình đang gặp khó khăn với chứng nghiện giật tóc, và việc điều trị sẽ giúp đẩy nhanh khả năng chữa lành.

Nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn nếu trẻ gặp rắc rối với hội chứng nghiện giật tóc

Các lựa chọn điều trị bao gồm: