Mẹ không hoàn hảo

Hỏi đáp nhanh về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tuy lo lắng về chất lượng vacxin nhưng các bố mẹ trên cả nước vẫn cố gắng tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng theo lịch tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Chúng mình cùng tìm hiểu một số thắc mắc thường gặp trong quá trình đưa con đi tiêm nhé!

Nên đưa con đi tiêm vacxin theo lịch tiêm chủng vào buổi sáng hay buổi chiều?

Bạn nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng là tốt nhất bởi nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ rất vất vả nếu trẻ xảy ra các phản ứng xấu như khóc quấy, sốt vào ban đêm. Trẻ nhỏ cũng vậy.

Cơ sở tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ làm gì?

Có rất nhiều điều cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm chủng, bố mẹ cần làm gì?

Trong quá trình tiêm vacxin cho trẻ, bố mẹ cần quan sát những gì?

Mẹ nên chú ý quan sát kỹ:

Mẹ cần quan sát kỹ tên loại vacxin, hạn sử dụng và nước sản xuất được ghi rõ trên vỏ hộp/lọ

Bố mẹ có thể phát hiện sớm những phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ không?

Trước khi rời phòng tiêm, mẹ cần hỏi bác sĩ những gì?

Các mẹ nên đặt các câu hỏi:

Những biểu hiện nào sau tiêm chủng là bất thường? Và khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như:

Nếu bố mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ.

Nếu bé xuất hiện các triệu chứng như phát ban, co giật,…hãy đưa bé đến bác sĩ

Có thể trì hoãn việc tiêm vacxin cho con được không? Và trì hoãn trong bao lâu?

Bố mẹ nên cho con tham gia tiêm vacxin đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Tuy nhiên, đúng là việc tiêm vacxin có thể trì hoãn. Trên thực tế, số lượng trẻ sơ sinh được tiêm đúng ngày là không nhiều. Nếu trẻ chưa được tiêm, mẹ có thể cho bé tiêm lùi lại sau. Tuy nhiên, bố mẹ nhớ đừng trì hoãn quá lâu và cần hỏi ý kiến bác sĩ cũng như thông báo thời gian muộn cụ thể của bé trước khi tiêm vì ở mỗi độ tuổi, số lượng mũi tiêm đối với từng loại vacxin có thể khác nhau.

Nếu lần đầu đưa con đi tiêm vacxin bị sốt thì lần sau có bị sốt không? Nếu có thì có nên đưa con đi tiêm tiếp không?

Việc trẻ bị sốt tùy thuộc vào nhiều yếu tố, do đó rất có thể mũi 1 con bị sốt nhưng mũi 2 sẽ không sốt nữa. Nói chung, mẹ vẫn nên đưa con đi tiêm, vì việc tiêm phòng sẽ giúp con giảm nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ nhỏ.

Có khi nào sau khi tiêm vacxin, vài ngày sau trẻ mới sốt?

Cũng có trường hợp, tiêm vacxin sau 5-12 ngày trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Tiêm nhiều loại vacxin cùng một lúc có làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị ốm, sốt hay quá tải hệ miễn dịch không?

KHÔNG!
Khoa học đã chứng minh rằng tiêm cho trẻ nhiều loại vacxin cùng lúc không gây tác dụng phụ lên hệ miễn dịch của trẻ.

Nếu tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lần đầu mà bị sốt thì lần sau bé sẽ không bị sốt nữa đâu mẹ ạ! Mẹ vẫn nên cho bé đi tiêm đúng lịch nhé!

Trẻ tiếp xúc với hàng trăm chất ở bên ngoài kích thích đáp ứng miễn dịch hàng ngày, cũng sản sinh ra kháng nguyên trong cơ thể và vi khuẩn sinh sống ở miệng và mũi. Trẻ tiếp xúc với kháng nguyên từ cảm cúm thông thường hoặc viêm họng nhiều hơn là từ vacxin.

Khi cho trẻ tiêm nhiều loại vacxin cùng một lúc, mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, trẻ cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ. Vì vậy, ngày nay khá nhiều thuốc tiêm chứa nhiều hơn một loại vacxin phòng bệnh như vacxin 5 trong 1, vacxin 6 trong 1. Tuy nhiên, việc kết hợp tiêm bao nhiêu loại vacxin 1 ngày hoặc 1 đợt phải theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Con tôi tiêm phòng vacxin 5 trong 1 mũi thứ nhất về chỉ hơi khó chịu cằn nhằn bứt rứt, mũi thứ hai thì bị sốt đến mũi thứ 3 thì không có biểu hiện gì cả. Vậy thuốc có tác dụng không?

Câu trả lời là CÓ. Sau tiêm vacxin 5 trong 1, nhất là vacxin Quinvaxim trong lịch tiêm chủng mở rộng, trường hợp trẻ không có biểu hiện sốt không có nghĩa là cơ thể trẻ không sinh miễn dịch phòng bệnh. Nếu con bạn được tiêm 3 mũi vacxin 5 trong 1 theo đúng lịch tiêm chủng thì khả năng con bạn được phòng bệnh đã lên đến 95% rồi.