Nuôi con

Hỏi xoáy đáp xoay cho bố mẹ – Lời nói dối vô hại

Thật không thể ngờ lời nói dối vô hại là một trong những thứ khiến bố mẹ đau đầu nhất khi giải thích cho con. Vậy làm cách nào bố mẹ có thể giải thích phù hợp phạm trù rất phức tạp trong trường hợp này?

Muốn con không nói dối hãy là hình mẫu tốt!

Khuyến khích con nói thật sẽ là vô ích nếu cha mẹ hay không thành thật với con. Đừng bao giờ để trẻ phải nói “Nhưng mà con nghe ba nói dối thế này, thế kia…”. Ở độ tuổi này, nếu trông thấy bố mẹ nói dối trẻ sẽ nghĩ nói dối là bình thường và trẻ được phép nói dối, bởi lẽ trẻ luôn coi cha mẹ là hình mẫu của mình.

Mặc dù nỗ lực khuyến khích con thành thật, nhưng đôi khi bạn buộc phải nói những lời nói dối vô hại (nói dối để tránh làm tổn thương người khác) khi có trẻ ở đó. Nhưng ngay sau đó, hãy giải thích cho trẻ hiểu đó là những lời nói dối vô hại và đôi khi trẻ được phép làm như vậy.

Như lần mẹ chồng đến thăm và hỏi bạn có thích cái áo bà tặng sinh nhật không. Cả bạn và con trước đó đều đã cùng nhau phá ra cười vì hoa văn áo thật ngớ ngẩn, nhưng bây giờ bạn lại đứng cạnh con và nói “Dạ, con thích”. Cũng không lạ khi lúc này con sẽ cảm thấy bối rối vì mẹ lại đang hành động trái ngược với quy định trong nhà như vậy.

Suy cho cùng, bạn đã luôn cố gắng tạo một môi trường mà mọi người trong gia đình thành thật với nhau, nhưng giờ đây bạn phải giải thích với con vì sao bạn lại “phá luật” như vậy.

Hãy giải thích cho con hiểu đôi khi nói dối là được phép!

Bạn có thể giải thích với con, rằng thỉnh thoảng, một lời nói dối nhỏ để giúp người đối diện không buồn lòng, là việc này có thể chấp nhận được. Mặc dù làm vậy sẽ có nguy cơ khiến trẻ dùng cớ này để biện bạch cho lời nói dối trong tương lai. Đó là lý do vì sao bạn nên cho con thấy thật nhiều ví dụ, cho thấy rõ khi nào một lời nói dối vô hại là được phép, khi nào không chấp nhận được.

hoi-xoay-dap-xoay-cho-bo-me-loi-noi-doi-vo-hai-hinh-anh

Hãy giải thích cho con hiểu đôi khi nói dối là được phép

 

Ví dụ như bạn Tí của con đến chơi và đi một đôi dép thật buồn cười, thay vì nói thật luôn, con chỉ cần lờ đi, coi như không có chuyện gì xảy ra  thay vì bình luận ngay về đôi dép buồn cười này. Ranh giới giữa lời nói thật độc ác, vô tâm và lời nói dối vô hại, hoặc đơn giản chỉ là tránh nói thật rất dễ để trẻ em nhận ra từ những ví dụ như vậy.

Nhìn chung, những lời nói dối vô hại được sử dụng chỉ để cảm ơn hoặc khen ngợi một cách không thật lòng lắm, trong khi lời nói dối thông thường được dùng để tránh bị phát hiện.

Nhấn mạnh sự khác biệt này với con, cộng thêm việc dặn dò rằng nói dối kiểu này chỉ được dùng trong một số ít trường hợp cụ thể, và bố mẹ cũng cần ví dụ cụ thể và giải thích xác đáng với con. Bố mẹ cũng nên trao đổi với con rằng ngoại trừ một số ít trường hợp dùng lời nói dối vô hại này ra, hầu hết thời gian còn lại con phải nói thật. Trẻ sẽ dần nắm được sự khác biệt này, nhưng cũng đừng ngạc nhiên khi đôi lúc trẻ bị nhầm lẫn nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com