Nuôi con

Hôn nhân đồng giới và vấn đề nuôi dạy con cái

Những gia đình có hôn nhân đồng giới sẽ gặp một số vấn đề nhất định trong việc nuôi dạy con cái. Đặc biệt, cha hoặc mẹ cần giúp trẻ vị thành niên có định hướng tính dục phù hợp với mình để con không bị nhầm lẫn giới tính khi lớn lên.

Giải thích với con về định hướng tính dục và hôn nhân đồng giới

Khi bạn tiết lộ với con rằng mình là một người đồng tính nữ/ đồng tính nam, hãy tự tin với những điều mình nói. “Cha/ mẹ cảm thấy ổn về việc cha/ mẹ là người đồng tính. Và cha/ mẹ tự hào về bản thân mình”. Một người có suy nghĩ tiêu cực về việc mình là người đồng tính có thể biểu hiện sự xấu hổ hay tội lỗi khi nói với trẻ. Bạn không thể trông mong trẻ chấp nhận giới tính của mình nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng coi chuyện đó là bình thường. Cần nói với con những thông tin theo hướng tích cực và tự nhiên – không phải là bất chợt nói ra hay là nói khi đang căng thẳng.

Tuy nhiên, cũng đừng trì hoãn cuộc trò chuyện với con, vì khi đó, trẻ có thể nghe những thông tin từ người khác, chứ không phải từ cha mẹ mình. Trẻ sẽ bớt buồn phiền hơn khi bạn nói trực tiếp với trẻ và trẻ cũng sẻ cảm thấy dễ chịu vì bạn đã tin tưởng để nói chuyện với chúng thay vì giấu diếm hoặc nói dối.

Không đứa trẻ nào muốn nghe một cách chi tiết về đời sống tình dục của cha hoặc mẹ, bất kể định hướng tính dục của họ là gì. Hôn nhân đồng giới không phải là một điều đáng xấu hổ. Bạn chỉ cần nói với con đơn giản rằng: “hầu hết mọi người sẽ yêu người khác giới, nhưng không phải ai cũng giống ai, và cha/ mẹ là một trong những người khác với số đông ấy”.

Hôn nhân đồng giới và vấn đề nuôi dạy con cái

Hãy tự tin nói với con vì hôn nhân đồng giới không phải là điều đáng xấu hổ

Sự thật này có thể là một khó khăn để trẻ chấp nhận và trẻ có thể cảm thấy tổn thương hoặc có những phản ứng tiêu cực. Đó chỉ là phản ứng khi con bạn đang phải trải qua một sự thay đổi quan trọng, chứ không phải là do trẻ chối bỏ chuyện đồng tính cũng như hôn nhân đồng giới của bạn. Bạn đã từng trải qua một thời gian dài để chấp nhận mình là người đồng tính, do đó bạn cần cho con thêm thời gian. Với trẻ sống tại Việt Nam, khi tình cờ phát hiện ra cha mẹ là người đồng giới, việc sốc còn nặng nề hơn nhiều trẻ sống tại nước ngoài do định kiến của người Việt đối với người đồng giới còn quá khắt khe, cha mẹ nên vô cùng cẩn thận trong việc lựa chọn địa điểm, thời điểm, sự ủng hộ của người thân khác trong gia đình trước khi thật thà thú nhận với con việc đồng tính của mình.

Giải thích về tình cảm đồng giới của mình với con

Trong trường hợp hôn nhân của bạn và người bạn đời là cuộc hôn nhân đồng giới, nhận nuôi con từ lâu và đang cùng chăm sóc con, bạn cần nhấn mạnh cho con hiểu “tình yêu mà cha/ mẹ dành cho cha/ mẹ kia của con hoàn toàn là thật lòng”. Việc này thường xảy ra đối với người Việt sống ở nước ngoài nhiều hơn là ở Việt Nam. Ngoài ra, có thể trẻ sẽ có một số câu hỏi cho bạn:

  • Trẻ: Tại sao cha lại nói với con chuyện này?
  • Bạn: Vì cha luôn thành thật với con. Đây chính là con người của cha. Việc cha là người đồng tính không có gì đáng xấu hổ cả, và cha mong con cũng sẽ cảm thấy như vậy.
  • Con: Có nghĩa là con cũng là người đồng tính hả cha?
  • Bạn: Chúng ta thật sự không biết tại sao một người là đồng tính hay không. Con sẽ trở thành người mà con mong muốn.
  • Con: Con sẽ nói gì đây khi bạn bè hỏi con tại sao con lại có hai người cha?
  • Bạn: Điều không may là không phải ai cũng hiểu được tình yêu của người đồng tính. Cha muốn con chỉ nói với những người bạn thân nhất của con, và xem các bạn phản ứng như thế nào. Cha hy vọng họ sẽ chấp nhận điều này. Mọi điều đều có thể xảy ra con ạ. Nếu các bạn không hiểu, con có thể phải chịu đựng việc bị các bạn chọc ghẹo hoặc có những lời lẽ khó nghe. Con có thể kể chuyện với cha bất kì lúc nào mà con muốn. Cha luôn lắng nghe và giúp đỡ con.

Hôn nhân đồng giới và vấn đề nuôi dạy con cái hình ảnh 2

Cha/ mẹ hãy thành thật trả lời những thắc mắc của trẻ về tình cảm đồng giới của mình

Hỗ trợ trẻ khi sống cùng cha mẹ đồng tính

Trẻ có thể sẽ gặp một số khó khăn khi sống trong gia đình cha mẹ đồng tính, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ theo những cách sau đây:

  • Cho con thấy tình yêu vô điều kiện: trấn an con rằng dù có chuyện gì xảy ra, bạn vẫn luôn yêu con.
  • Dành những khoảng thời gian vui vẻ với con: tìm ra các hoạt động mà tất cả thành viên đều thích và dành thời gian cho con.
  • Nói chuyện với con: hãy nói chuyện cởi mở và trung thực, đây là điều quan trọng nhất mà các gia đình có hôn nhân đồng giới cần lưu ý. Hãy cho con biết dù gia đình mình có một số điểm khác biệt với những gia đình khác nhưng vẫn có những điểm tương tự như họ. Nhắc nhở con rằng tất cả các gia đình đều có vấn đề riêng và những bất đồng. Một cách để tăng cường sợi dây liên kết gia đình là nói chuyện một cách tích cực với các thành viên trong nhà và cùng nhau giải quyết những vấn đề.
  • Dạy con: hãy dùng sách, internet và những ví dụ ngay từ cuộc sống để giúp trẻ biết rằng có nhiều gia đình cũng giống nhà mình. Khuyến khích con trẻ nói chuyện với bạn khi chúng bị trêu chọc hoặc bị cô lập vì bạn là người đồng tính. Hãy dùng các trải nghiệm để dạy trẻ rằng cách hiểu và sự đánh giá là khác nhau ở mỗi người, dạy con cách đương đầu với những người không cùng ý kiến với mình.

Hôn nhân đồng giới và vấn đề nuôi dạy con cái hình ảnh 3

Khuyến khích con nói chuyện với bạn nếu bị bạn bè trêu chọc hoặc cô lập vì cha/ mẹ là người đồng tính
  • Làm việc với nhà trường: làm việc với trường của trẻ để đảm bảo rằng tính đa dạng của gia đình được thảo luận và được tôn trọng. Đề nghị nhà trường bổ sung những quyển sách kể về những gia đình tương tự như gia đình bạn trong thư viện.
  • Tìm kiếm những gia đình tương tự như gia đình bạn: con bạn có thể có được lợi ích từ những cuộc gặp gỡ với các trẻ khác, cũng là con của cha mẹ có hôn nhân đồng giới. Bạn có thể tìm một nhóm gia đình ở nơi bạn sống hay thông qua mạng xã hội.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Gay and Lesbian Parents. Đọc thêm tại: <https://www.healthychildren.org/English/family-life/family-dynamics/types-of-families/Pages/Gay-and-Lesbian-Parents.aspx>. [Ngày 13 tháng 7 năm 2015]
  2. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 118-121.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com